Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT bài 5: Lâm nghiệp và thủy sản

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 5: Lâm nghiệp và thủy sản Địa lí 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hai nguồn thủy sản nước ta là:

  • A. Thủy sản nước lợ và nước sạch.
  • B. Thủy sản nước ngọt và nước mặn.
  • C. Thủy sản tự nhiên và nuôi trồng.
  • D. Thủy sản đánh bắt và chế biến.

Câu 2: Tỉnh An Giang đứng đầu cả nước về nghề nuôi:

  • A. cá tra, ba ba.
  • B. cá tra, cá ba sa.
  • C. cá vược, cá ba sa.
  • D. tôm hùm, cá tra.

Câu 3: Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?

  • A. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Vùng Đông Nam Bộ.
  • C. Vùng đồng bằng sông Hồng.
  • D. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên với phát triển ngành thủy sản nước ta là gì?

  • A. Bão.
  • B. Lũ lụt.
  • C. Hạn hán.
  • D. Sạt lở bờ biển.

Câu 5: Thế mạnh vượt trội để phát triển mạnh ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác là gì?

  • A. Khai thác thủy sản.
  • B. Chế biến thủy sản.
  • C. Nuôi trồng thủy sản.
  • D. Bảo quản thủy sản.

Câu 6: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?

  • A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Dân cư.
  • B. Nguồn vốn.
  • C. Chính sách.
  • D. Công nghệ.

Câu 8: Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào sau đây?

  • A. Nuôi trồng, bảo vệ và khai hoang.
  • B. Khoan nuôi, đánh bắt và bảo vệ.
  • C. Khai thác, chế biến và nuôi trồng.
  • D. Bảo vệ, khai thác và nuôi trồng.

Câu 9: Tính tới năm 2021, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản là bao nhiêu?

  • A. 1,7%
  • B. 69,5%
  • C. 26%
  • D. 55%

Câu 10: Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?

  • A. Thủy sản.
  • B. Lâm sản.
  • C. Nông sản.
  • D. Khoáng sản.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là gì?

  • A. Tạo sự đa dạng sinh học.
  • B. Điều hoà nguồn nước của các sông.
  • C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão.
  • D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.

Câu 2: Ngành thủy sản không có hoạt động nào sau đây?

  • A. Khai hoang.
  • B. Nuôi trồng.
  • C. Chế biến.
  • D. Khai thác.

Câu 3: Khu vực nào có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 4: Loại rừng nào không phải là loại hình rừng ở nước ta?

  • A. Rừng sản xuất.
  • B. Rừng phòng hộ.
  • C. Rừng đặc dụng.
  • D. Rừng bảo tồn.

Câu 5: Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là:

  • A. điều kiện đánh bắt.
  • B. hệ thống các cảng cá.
  • C. cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • D. thị trường tiêu thụ.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Quốc gia nào sau đây có ngành chăn nuôi ngọc trai phát triển nhất?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Việt Nam.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Hoa Kì.

Câu 2: Thuận lợi nào sau đây có ý nghĩa to lớn đối với việc khai thác thủy sản?

  • A. Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển.
  • B. Nhân dân ta có kinh nghiệm về sản xuất thủy sản.
  • C. Dịch vụ thủy sản phát triển rộng khắp ở các vùng.
  • D. Các phương tiện tàu thuyền được trang bị tốt hơn.

Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là gì?

  • A. nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng.
  • B. vùng biển ở một số địa phương bị ô nhiễm.
  • C. nước biển dâng, bờ biển nhiều nơi bị sạt lở.
  • D. có nhiều cơn bão xuất hiện trên Biển Đông.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh trong những năm trở lại đây?

  • A. Giá trị thương phẩm nâng cao, công nghiệp chế biến phát triển.
  • B. Điều kiện nuôi thuận lợi, kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến.
  • C. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hiệu quả ngày càng cao.
  • D. Chính sách đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?

  • A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • B. Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
  • C. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
  • D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ngư trường trọng điểm nào nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta?

  • A. Cà Mau – Kiên Giang.
  • B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
  • C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • D. Hải Phòng – Quảng Ninh.

Câu 2: Nghề nuôi cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông nào của nước ta?

  • A. Sông Hồng, sông Thái Bình.
  • B. Sông Mã, sông Cả.
  • C. Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
  • D. Sông Tiền, sông Hậu.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 5: Lâm nghiệp và thủy sản , Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 5: Lâm nghiệp và thủy sản , Câu hỏi trắc nghiệm bài 5: Lâm nghiệp và thủy sản Địa lí 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net