1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Hai thành phố nào được nối với nhau bằng đường sắt?
- A. Hải Phòng - Hạ Long.
- B. Hà Nội - Hà Giang.
- C. Đà Lạt - Đà Nẵng.
D. Hà Nội - Thái Nguyên.
Câu 2: Mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay được phân bố như thế nào?
- A. Đều khắp các vùng.
B. Tập trung ở miền Bắc.
- C. Tập trung ở miền Trung.
- D. Tập trung ở miền Nam.
Câu 3: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng hàng không quốc tế?
- A. 22 cảng.
- B. 12 cảng.
C. 10 cảng.
- D. 3 cảng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?
- A. Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng.
- B. Ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh.
- C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.
D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.
Câu 5: Tuyến đường sắt nào đóng vai trò quan trọng nhất nước ta?
- A. Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
- B. Đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
C. Đường sắt Thống Nhất.
- D. Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng.
Câu 6: Cảng nào không phải là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta?
A. Sao Vàng (Thanh Hóa).
- B. Nội Bài (Hà Nội).
- C. Đà Nẵng (Đà Nẵng).
- D. Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).
Câu 7: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước?
- A. Chế biến dầu khí.
B. Bưu chính viễn thông.
- C. Chế biến lương thực.
- D. Giao thông vận tải.
Câu 8: Năm 2021, Việt Nam đã phóng lên không gian bao nhiêu trạm thông tin vệ tinh?
- A. 2 trạm.
B. 6 trạm.
- C. 7 trạm.
- D. 9 trạm.
Câu 9: Hai trung tâm bưu chính viễn thông nào sau đây phát triển nhất cả nước?
- A. Hà Nội và Hải Phòng.
- B. Đà Lạt và Nghệ An.
C. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- D. Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 10: Loại hình giao thông nào đóng vai trò quan trọng nhất nước ta?
- A. Đường sắt.
- B. Đường biển.
C. Đường ô tô.
- D. Đường hàng không.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta?
- A. Mạng lưới ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.
- B. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư.
- C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
D. Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quốc lộ 1 ở nước ta?
- A. Kết nối hầu hết các vùng kinh tế.
B. Tạo thuận lợi giao lưu Đông - Tây.
- C. Tạo thuận lợi giao lưu Bắc - Nam.
- D. Thúc đẩy nhiều đô thị lớn phát triển.
Câu 3: Tuyến đường nào được xem là xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta?
A. Quốc lộ 1.
- B. Đường Hồ Chí Minh.
- C. Đường 14.
- D. Đường 9.
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là gì?
- A. Mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng.
B. Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- C. Có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại.
- D. Đã ngang bằng trình độ chuẩn của khu vực.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?
A. Hội nhập toàn cầu sâu, rộng.
- B. Hoạt động du lịch phát triển.
- C. Vùng biển rộng, bờ biển dài.
- D. Nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển?
- A. Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.
- B. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
C. Có các dòng biển chạy ven bờ.
- D. Nằm gần đường hàng hải quốc tế.
Câu 2: Những khó khăn nào làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta?
- A. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn.
B. Địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa.
- C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.
- D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa thể đáp ứng nhu cầu.
Câu 3: Vì sao ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn?
- A. Có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
- B. Nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.
C. Vận tải đường biển có phạm vi rộng và đường dài.
- D. Ngoại thương phát triển mạnh, xuất nhập khẩu lớn.
Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng?
- A. Kinh tế - xã hội đang phát triển theo chiều rộng.
- B. Đời sống của nhân dân đang dần được ổn định.
C. Sự mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.
- D. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào sau đây từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển?
- A. Máy móc.
B. Dầu mỏ.
- C. Hàng tiêu dùng.
- D. Lương thực.
Câu 2: Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới?
A. Hoa Kì.
- B. Ả-rập Xê-út.
- C. Nhật Bản.
- D. LB Nga.