1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là gì?
- A. Than.
B. Dầu khí.
- C. Boxit.
- D. Đồng.
Câu 2: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. đất badan và đất xám.
- B. đất xám và đất phù sa.
- C. đất badan và feralit.
- D. đất xám và đất phèn.
Câu 3: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
- A. Thành phố Hồ Chí Minh
- B. Bình Dương
C. Long An
- D. Tây Ninh
Câu 4: Nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất lớn nhất Đông Nam Bộ?
- A. Thác Mơ.
- B. Cần Đơn.
C. Trị An.
- D. Bà Rịa.
Câu 5: Vùng Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh, thành phố?
- A. 5.
B. 6.
- C. 8.
- D. 13.
Câu 6: Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là:
- A. dốc, bị cắt xẻ mạnh.
B. thoải, khá bằng phẳng.
- C. thấp trũng, chia cắt mạnh.
- D. cao đồ sộ, độ dốc lớn.
Câu 7: Dòng sông nào có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ?
A. Sông Đồng Nai.
- B. Sông Sài Gòn.
- C. Sông Vàm Cỏ Đông.
- D. Sông Bé.
Câu 8: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là
- A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk.
B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.
- C. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim.
- D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng.
Câu 9: Thành phố nào có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ?
- A. Biên Hòa
- B. Thủ Dầu Một
C. TP. Hồ Chí Minh
- D. Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 10: Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?
- A. Điều
- B. Cà phê
C. Cao su
- D. Hồ tiêu
Câu 11: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là:
- A. ít khoáng sản.
- B. đất đai kém màu mỡ.
- C. ít tài nguyên rừng.
D. mùa khô kéo dài sâu sắc.
Câu 12: Thành phố nào của Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước?
- A. Đồng Nai.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Tây Ninh.
- D. Bình Dương.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây?
- A. Bình Dương.
- B. Bình Phước.
C. Tây Ninh.
- D. Đồng Nai.
Câu 2: Đâu là thế mạnh tự nhiên tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ?
- A. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
- B. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao.
C. Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa rất lớn.
- D. Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Câu 3: Nhà máy thuỷ điện Trị An được xây dựng trên sông nào sau đây?
A. Đồng Nai.
- B. Sài Gòn.
- C. Bé.
- D. Vàm cỏ Đông.
Câu 4: Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
- A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5: Nhà máy thủy điện nào sau đây được xây dựng trên sông Bé?
- A. Đa Nhim.
B. Cần Đơn.
- C. Trị An.
- D. Yaly.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là:
- A. TP. Hồ Chí Minh.
- B. Biên Hòa.
- C. Thủ Dầu Một.
D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 2: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là gì?
- A. Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn.
B. Phát triển theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường.
- C. Quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
- D. Phát huy thế mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 3: Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho vùng Đông Nam Bộ hiện nay là:
- A. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu.
- B. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
- C. các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai.
D. các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về tự nhiên là:
- A. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
B. đất badan tập trung thành vùng lớn.
- C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
- D. khí hậu phân hóa theo độ cao.
Câu 2: Di tích lịch sử nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
- A. Bến cảng Nhà Rồng.
- B. Địa đảo Củ Chi.
C. Địa đảo Vĩnh Mốc.
- D. Nhà tù Côn Đảo.
Câu 3: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là:
- A. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.
B. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.
- C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh.
- D. xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.
Câu 4: Giải pháp nào sau đây mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ?
- A. Khai thác và chế biến dầu khí.
- B. Phát triển nguồn năng lượng sạch.
C. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
- D. Phát triển công nghiệp hiện đại ít nhiên liệu.