1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Thể song thất lục bát gieo vần như thế nào?
- A. Mỗi khổ có hai vần bằng và ba vần trắc.
- B. Câu 6 chỉ có vần lưng, câu 7 và câu 8 có vầng chân.
C. Mỗi khổ có một vần trắc và ba vần bằng, câu 6 chỉ có vần chân, câu 7 và câu 8 có vần lưng và vần chân.
- D. Mỗi khổ có một vần trắc và ba vần bằng, câu 6 chỉ có vần lưng, câu 7 và câu 8 có vần chân.
Câu 2: Thể song thất lục bát có khả năng biểu lộ thế giới nội tâm nhân vật như thế nào?
- A. Có thể giúp bộc lộ trực tiếp ý nghĩ sâu xa của nhân vật.
- B. Thích hợp để diễn tả tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc của nhân vật.
C. Có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng suy cảm dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi.
- D. Không thích hợp để diễn tả tâm trạng nhân vật, chỉ thích hợp với việc tái hiện diễn biến sự việc.
Câu 3: Bài thơ nào dưới đây không được viết bằng thể song thất lục bát?
A. Đoạn trường tân thanh.
- B. Chinh phụ ngâm.
- C. Cung oán ngâm.
- D. Tì bà hành.
Câu 4: Xuất xứ của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?
- A. Trích từ bài thơ chữ Hán Văn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư.
B. Bài Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm từ bài thơ chữ Hán Văn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư (Viếng bạn đồng niên là Tiến sĩ Thượng thư họ Dương ở Vân Đình) của chính ông, viết khi Dương Khuê mất.
- C. Là trích đoạn trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán khi Dương Khuê mất.
- D. Là bài thơ viết bằng chữ Nôm trích từ từ bài thơ chữ Hán Văn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư (Viếng bạn đồng niên là Tiến sĩ Thượng thư họ Dương ở Vân Đình) của chính ông, viết khi Dương Khuê mất.
Câu 5: Thể song thất lục bát thường có đặc điểm nào về nội dung?
A. Câu song thất kể sự việc, câu lục bát thiên về cảm thán, giãi bày.
- B. Câu song thất thiên về cảm thán, giãi bày, câu lục bát kể sự việc.
- C. Câu song thất vừa để kể sự việc, vừa thể hiện cảm xúc của nhân vật.
- D. Câu lục bát vừa kể diễn biến sự việc, vừa bộc lộ diễn biến tâm trạng nhân vật
Câu 7: Đâu là đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
A. Mỗi khổ gồm bốn dòng thơ: một cặp thất ngôn và một cặp lục bát.
- B. Là thể thơ kết hơp giữa thơ ngũ ngôn và thơ lục bát.
- C. Bị giới hạn số lượng câu thơ nhất định trong một bài thơ.
- D. Ngắt nhịp tự do, không có nguyên tắc.
Câu 8: Âm điệu nổi bật của thể thơ song thất lục bát là gì?
- A. Âm điệu nhẹ nhàng, du dương, ngọt ngào.
- B. Âm điều trầm hùng, hào sảng.
- C. Âm điệu réo rắt, sôi nổi, tràn đầy tươi vui.
D. Âm điệu buồn thương triền miên, thích hợp để ngâm ngợi.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu là danh hiệu của Nguyễn Khuyến được người đời truyền tụng?
A. Tam Nguyên Yên Đổ.
- B. Trạng Trình.
- C. Hải Thượng Lãn Ông.
- D. Tuyết Giang Phu Tử.
Câu 2: Cách gọi “bác Dương” thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện sự trang nghiêm, mẫu mực.
B. Vừa thể hiện sự trang nghiêm, mẫu mực lại gợi được tình cảm thân mật, gắn bó giữa hai người.
- C. Thể hiện mối quan hệ họ hàng thân thích của hai người.
- D. Thể hiện sự gần gũi, thân thiết, gắn bó giữa hai người.
Câu 3: Hai câu thơ dưới đây miêu tả tâm trạng nào của Nguyễn Khuyến?
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
- A. Tâm trạng nhớ nhung người bạn quá cố.
- B. Tâm trạng mong chờ được gặp lại người bạn cũ sau nhiều năm xa cách.
C. Tâm trạng bàng hoàng, thể hiện sự buồn thương của Nguyễn Khuyến khi hay tin người bằng hữu qua đời vì bệnh
- D. Tâm trạng buồn tủi vì giây phút cuối cùng vẫn không được nói lời tạm biệt người bạn cũ.
Câu 4: Nội dung chính của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?
- A. Kể vệ kỉ niệm tình bạn trước khi biệt ly.
B. Nỗi niềm thương nhớ, xót xa khi nghe tin người bạn tri kỷ của mình mất.
- C. Sự nuối tiếc về tình bạn trong quá khứ.
- D. Niềm tự hào, sự trân trọng tình bạn đẹp không ai có.
Câu 5: Chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?
- A. Tình yêu lứa đôi.
- B. Tình đồng chí, đồng đội.
- C. Tình yêu nước.
D. Tình bạn.
Câu 6: Tác giả đã cùng chia sẻ với người bạn của mình nhừng thú vui nào?
- A. Chơi cờ vây, vẽ tranh, nghe đàn.
B. Du ngoạn, ngắm nhìn nhân gian, nghe tiếng suối chảy, từ thanh lâu mà nghe “con hát lựa chiều cầm xoang”.
- C. Du ngoạn nơi “dặm khách”, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng nhân gian yên bình và thanh tĩnh.
- D. Đứng giữa thiên nhiên nghe “tiếng suối róc rách”.
Câu 7: Nguyễn Khuyến đã hồi tưởng về khoảng thời gian nào trong quá khứ của hai người?
- A. Khoảng thời gian hai người cùng nhau về ở ẩn, lánh xa chốn quan trường xô bồ, phức tạp.
- B. Khoảng thời gian hai người cũng nhau làm quan, cùng trò chuyện, tâm sự về thế sự ở đời.
C. Khoảng thời gian Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gặp nhau, cả hai cùng chung khoa thi, một sở nguyện để rồi họ cùng nhau đỗ đạt, làm quan.
- D. Khoảng thời gian hai người chia xa, không gặp gờ hay thư từ quan lại.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Vì sao Nguyễn Khuyến ví nước mắt khóc bạn là “hạt lệ như sương”?
A. Về già, nước mắt không còn nhiều nữa và hình ảnh cũng cho thấy họ đã trải qua nhiều gian truân trong cuộc đời, học được cách đối diện và chấp nhận sự thật.
- B. Vì người quân tử không được phép khóc lóc, bi lụy.
- C. Thể hiện tình bạn cao quý, đáng tôn thờ.
- D. Thể hiện sự gai góc, từng trải.
Câu 2: Nguyễn Khuyến đã sử dụng điển tích, điển cố nào trong hai câu sau?
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
A. Tình bạn của Trần Phồn – Từ Trĩ, Tử Kỳ – Bá Nha.
- B. Tình bạn của Lưu Bình – Dương Lễ.
- C. Tình bạn của Lưu Bị - Tào Tháo.
- D. Tình bạn của Trần Phồn – Bá Nha.
Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ Khóc Dương Khuê?
- A. Ngôn ngữ trong sáng, ngọt ngào, giàu tình cảm.
B. Ngôn ngữ bình dị, thân tình, đậm chất suy tưởng, trầm ngâm.
- C. Ngôn ngữ mạnh mẽ, hào sảng, tràn đầy dũng khí.
- D. Ngôn ngữ sang trọng, trau chuốt, nhiều điển tích, điển cố.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Đâu không phải một phẩm chất quan trọng để có một tình bạn trong sáng, bền vững?
- A. Sự tin tưởng.
- B. Sự tôn trọng.
- C. Sự thấu hiểu.
D. Sự thực dụng.
Câu 2: Theo em, đâu là tình bạn nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam?
- A. Lý Bạch – Đỗ Phủ.
- B. Bá Nha – Tử Kỳ.
C. Phan Bội Châu – Phan Châu Trinh.
- D. Lưu Bị - Gia Cát Lượng.