1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, vì sao ông Sáu lại rời xa đứa con thân yêu?
A. Ông Sáu đi theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên đường chiến đấu.
- B. Ông Sáu đi đến nơi khác để kiếm sống.
- C. Ông Sáu đi tản cư.
- D. Ông Sáu và gia đình bị thất lạc khi chạy giặc.
Câu 2: Quê hương của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ở đâu?
A. An Giang.
- B. Kiên Giang.
- C. Nghệ An.
- D. Quảng Trị.
Câu 3: Khi gặp lại cha, bé Thu đã lên mấy tuổi?
- A. Bảy tuổi.
- B. Chín tuổi.
- C. Sáu tuổi.
D. Tám tuổi.
Câu 4: Người kể chuyện trong văn bản Chiếc lược ngà là ai?
- A. Ông Sáu.
- B. Bé Thu.
C. Bác Ba.
- D. Nhà văn.
Câu 5: Văn bản Chiếc lược ngà thuộc thể loại gì?
- A. Tiểu thuyết.
B. Truyện ngắn.
- C. Hồi kí.
- D. Bút kí.
Câu 6: Khi ông Sáu lên đường kháng chiến, bé Thu mấy tuổi?
- A. Chưa đầy hai tuổi.
- B. Một tuổi.
C. Chưa đầy một tuổi.
- D. Chưa đầy một tháng tuổi.
Câu 7: Khi gặp ông Sáu, bé Thu có đặc điểm như thế nào?
A. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
- B. Tóc dài ngang lưng, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
- C. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông vàng, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
- D. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây ổi trước sân nhà.
Câu 8: Ông Sáu được nhìn thấy bé Thu qua đâu trong suốt những năm tháng chiến đấu?
- A. Được gặp mặt thường xuyên.
B. Nhìn qua một bức ảnh nhỏ.
- C. Qua lời kể của mẹ bé Thu.
- D. Qua những giấc mơ của ông Sáu.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao khi nhìn bé Thu không chịu gọi mình là ba, ông Sáu chỉ khẽ lắc đầu cười?
A. Vì ông quá khổ tâm đến nỗi không khóc được, đành phải cười vậy thôi.
- B. Vì ông thấy bé Thu còn quá nhỏ để hiểu chuyện.
- C. Vì ông thấy vui khi gặp lại con.
- D. Vì ông bất lực trước những hành động của bé Thu.
Câu 2: Vì sao bé Thu không nhận ông Sáu là ba?
- A. Vì ông Sáu già hơn trước.
- B. Vì ông Sáu không hiền như trước.
C. Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo.
- D. Vì ông Sáu khiến bé Thu sợ hãi.
Câu 3: Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
- B. Ẩn dụ.
- C. So sánh.
- D. Hoán dụ.
Câu 4: Vì sao bé Thu lại “nói trổng” với ông Sáu?
- A. Vì bé Thu không thích ông Sáu.
- B. Vì bé Thu bướng bỉnh, không nghe lời người lớn.
C. Vì bé Thu không muốn gọi ông Sáu là ba.
- D. Vì bé Thu còn nhỏ, không hiểu chuyện.
Câu 5: Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?
A. Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con.
- B. Yêu thương, mong nhớ con đến da diết.
- C. Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con.
- D. Sợ không đủ thời gian ở bên con vì chỉ được nghỉ phép ba hôm.
Câu 6: Phép so sánh trong câu văn sau có tác dụng gì?
“Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
- A. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu.
- B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu.
C. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu.
- D. Nhấn mạnh nỗi tức giận của ông Sáu.
Câu 7: Đâu là tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của văn bản Chiếc lược ngà?
- A. Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha.
- B. Ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.
- C. Bé Thu “nói trổng” và thể hiện thái độ không tốt với ông Sáu.
D. Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha và ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà?
- A. Xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ.
- B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí.
- C. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp.
- D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm sâu sắc.
Câu 2: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:
“Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa”.
Việc lặp lại bốn lần “cây lược” trong câu văn trên có tác dụng gì?
- A. Để nhấn mạnh hình dáng đặc biệt của cây lược.
- B. Để nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của cây lược.
C. Để nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà người cha gửi gắm vào cây lược.
- D. Để thể hiện chủ đề của văn bản.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định cho điều gì?
- A. Khẳng định tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
B. Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.
- C. Tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng không gì có thể chia cách được, xa nhau rồi cũng sẽ quay trở về bên nhau.
- D. Trẻ em chính là nạn nhân của chiến tranh, chịu nhiều mất mát, đau thương nhất.
Câu 2: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng viết cùng thể loại với tác phẩm nào?
- A. Hoàng Lê nhất thống chí.
- B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- C. Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông.
D. Làng.