Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2 Văn bản 3: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 2 Văn bản 3: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Ngữ văn 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Lời độc thoại trong tác phẩm văn học có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Là lời các nhân vật chính trao đổi với nhau trong một cuộc hội thoại.
  • B. Là lời nhân vật tự nói với chính mình.
  • C. Diễn tả suy nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong nội tâm nhân vật.
  • D. Là lời nhân vật tự nói với chính mình hoặc với một người nào đó trong tưởng tượng, diễn tả suy nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong nội tâm nhân vật.

Câu 2: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc phần nào của Truyện Kiều?

  • A. Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
  • B. Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
  • C. Phần thứ ba: Đoàn tụ.
  • D. Phần thứ hai: Gia biến và đoàn tụ.

Câu 3: Điển tích Sân Lai được nhắc đến trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có nghĩa là gì?

  • A. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.
  • B. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Tần thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.
  • C. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Tề thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.
  • D. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Lỗ thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.

Câu 4: Đâu không phải đặc điểm của lời đối thoại trong tác phẩm văn học?

  • A. Là lời các nhân vật trao đổi với nhau trong một cuộc hội thoại.
  • B. Thường đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
  • C. Thường đặt trong dấu ngoặc kép.
  • D. Là những suy nghĩ trong sâu thẳm nội tâm của nhân vật.

Câu 5: Đề tài có vai trò gì?

  • A. Nâng giá trị tác phẩm lên.
  • B. Giúp người đọc tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn.
  • C. Giúp tác phẩm được nhiều người chú ý hơn.
  • D. Là căn cứ để xác định được vấn đề của tác phẩm (chủ đề).

Câu 6: Lời độc thoại và lời đối thoại có tác dụng gì?

  • A. Góp phần thể hiện thái độ, tình cảm, đặc điểm tính cách nhân vật.
  • B. Góp phần tăng sự kịch tính, lôi cuốn cho tác phẩm.
  • C. Góp phần tăng sự phong phú trong cách diễn đạt.
  • D. Góp phần tăng dung lượng tác phẩm.

Câu 7: Dựa vào đâu để có thể xác định chủ đề của một tác phẩm?

  • A. Dựa vào dung lượng của tác phẩm.
  • B. Dựa vào thời kì sáng tác tác phẩm đó.
  • C. Dựa vào các thành tố cơ bản tạo nên nội dung tác phẩm (cốt truyện, chi tiết, nhân vật, sự kiện,…).
  • D. Dựa vào thể loại của tác phẩm.

Câu 8: Trong truyện thơ Nôm, lời độc thoại có thể bao hàm lời đói thoại với chính mình thường được thể hiện qua đâu?

  • A. Miêu tả ngoại hình nhân vật với bút pháp ước lệ tượng trưng.
  • B. Miêu tả thiên nhiên với bút pháp tả cảnh ngụ tình nhằm bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật.
  • C. Miêu tả thiên nhiên với việc vận dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
  • D. Miêu tả ngoại hình nhân vật với việc vận dụng nhiều điển tích, điển cố.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Nội dung chính của sáu câu thơ đầu là gì?

  • A. Nỗi niềm nhớ mong Kim Trọng của nàng Kiều.
  • B. Hoàn cảnh sống và nỗi niềm cô đơn, tội nghiệp của nàng Kiều. 
  • C. Hoàn cảnh sống yên bình nhưng tẻ nhạt của Thúy Kiều.
  • D. Nỗi niềm thương nhớ cha mẹ của Thúy Kiều.

Câu 2: Chiếc lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chân dung số phận Thúy Kiều?

  • A. Là nơi cao sang, xứng với vẻ đẹp và tài năng của nàng Kiều.
  • B. Là nơi ẩn chứa nhiều mối đe dọa đến sự an toàn của Thúy Kiều.
  • C. Là nơi có thể gọi là bình yên nhất sau nhiều biến cố đã xảy ra.
  • D. Là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, nó cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng.

Câu 3: Từ “tưởng” trong câu “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Tưởng tượng ra hình ảnh của Kim Trọng trong lần gặp gỡ đầu tiên.
  • B. Nhớ lại kỉ niệm tình yêu với Kim Trọng trong tiết Thanh minh.
  • C. Tưởng tượng ra hình ảnh cha mẹ nơi quê nhà đang ngày đêm ngóng chờ tin tức của Thúy Kiều.
  • D. Nhớ tới mức hình dung ra Kim Trọng đang ở trước mắt trò chuyện với Kiều.

Câu 4: Bút pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?

  • A. Tả cảnh ngụ tình.
  • B. Hoang đường, kì ảo.
  • C. Đối.
  • D. Trùng điệp liên hoàn.

Câu 5: Tính từ “bẽ bàng” trong câu thơ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Gợi lên sự chán chường, tẻ nhạt khi phải ở một nơi hoang vu.
  • B. Gợi lên sự cô đơn, lẻ loi trong căn lầu Ngưng Bích cao rộng.
  • C. Gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình. 
  • D. Gợi lên sự tìm kiếm, mong chờ sẽ nhìn thấy sự xuất hiện của con người.

Câu 6: Tình cảnh của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là gì?

  • A. Thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • B. Một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: “bốn bề bát ngát”.
  • C. Ấm áp, Thúy Kiều như được an ủi sau nhiều biến cố.
  • D. Ngột ngạt, bí bách, chán trường vì xung quanh không có người qua lại.

Câu 7: Động từ “xa trông” trong trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì?

  • A. Diễn tả sự mòn mỏi đợi chờ người đến giải thoát cho mình.
  • B. Miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh.
  • C. Thúy Kiều đang thưởng ngoạn cảnh vật xung quanh.
  • D. Diễn tả không gian rộng lớn, hùng vĩ xung quanh căn lầu Ngưng Bích.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Màu xanh xanh trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” tượng trưng cho điều gì?

  • A. Biểu trưng cho sự hi vọng, lạc quan vào sự đổi khác của tương lai.
  • B. Biểu trưng cho tuổi trẻ, cho thanh xuân của Thúy Kiều.
  • C. Biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt.
  • D. Biểu trưng cho sức sống, cho sự tưởi đẹp của cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích.

Câu 2: Đâu không phải lí do Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước cha mẹ?

  • A. Bởi hình ảnh ánh trăng đang bắt đầu nhô lên nơi cửa ải xa xa kia khiến Kiều tức cảnh mà sinh tình, nhớ tới đêm trăng thanh thề nguyền giữa mình với Kim Trọng. 
  • B. Kiều lại là một cô gái trẻ, Kim Trọng là mối tình đầu của nàng, mà mối tình đầu của một cô gái bao giờ cũng rất mãnh liệt. 
  • C. Kiều đã bán mình chuộc cha và em, giúp gia đình thoát khỏi cơn tai biến thế là coi như Kiều đã tạm làm tròn bổn phận làm con đối với bậc sinh thành.
  • D. Vì Kiều thương Kim Trọng, nàng đã bội lại lời đình ước nên cảm thấy có lỗi hơn so với bậc sinh thành.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tác giả đã miêu tả tâm lý nhân vật theo quy luật nào?

  • A. Quy luật nhân quả.
  • B. Quy luật nhân duyên.
  • C. Quy luật đời thường.
  • D. Quy luật tình cảm.

Câu 2: Lầu Ngưng Bích có thể xếp vào loại không gian nào sau đây?

  • A. Không gian lưu lạc.
  • B. Không gian xã hội.
  • C. Không gian giam hãm.
  • D. Không gian tự nhiên.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2 Văn bản 3: Kiều ở lầu, Trắc nghiệm bài 2 Văn bản 3: Kiều ở lầu Ngữ văn 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 Văn bản 3: Kiều ở lầu Ngữ văn 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net