Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri)

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 4 Văn bản 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri) Ngữ văn 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Cụ Bơ-men có ước mơ gì?

  • A. Ước mơ có một căn nhà mới.
  • B. Ước mơ có thật nhiều sức khỏe.
  • C. Ước mơ trở nên giàu có.
  • D. Ước mơ vẽ một kiệt tác.

Câu 2: Cụ Bơ-men làm gì để kiếm tiền?

  • A. Cụ thường sáng tác thơ để kiếm tiền.
  • B. Cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền.
  • C. Cụ thường vẽ tranh và sau đó đem bán cho các cửa hàng để kiếm tiền.
  • D. Cụ thường viết sách để kiếm tiền.

Câu 3: Ai là nhân vật chính của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Xiu.
  • B. Cụ Bơ-men.
  • C. Giôn-xi và Xiu.
  • D. Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men.

Câu 4: Đâu là thông tin chính xác về tác giả O.Hen-ri?

  • A. Là cây bút truyện ngắn có bút lực dồi dào của Anh.
  • B. Nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, những tình huống ngẫu nhiên, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa khi viết về những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy của một xã hội xa hoa, giàu có.
  • C. Nhiều sáng tác của ông đã trở thành những tiểu thuyết mẫu mực và kinh điển.
  • D. Thành danh nhờ thể loại tiểu thuyết.

Câu 5: Cụ Bơ-men có liên quan như thế nào với Giôn-xi và Xiu?

  • A. Cụ Bơ-men là hàng xóm thuê phòng ở tầng dưới cùng nơi mà Xiu và Giôn-xi ở.
  • B. Cụ Bơ-men là thầy giáo của Giôn-xi và Xiu.
  • C. Cụ Bơ-men là họ hàng xa của Giôn-xi và Xiu.
  • D. Cụ Bơ-men chỉ là người qua đường, vô tình quen biết Giôn-xi và Xiu.

Câu 6: Giôn-xi gặp vấn đề gì?

  • A. Bị ung thư phổi.
  • B. Bị liệt hai chân.
  • C. Bị sưng phổi rất nặng.
  • D. Bị mờ hai mắt.

Câu 7: Xiu và Giôn-xi làm nghề gì?

  • A. Họa sĩ.
  • B. Kĩ sư.
  • C. Giáo viên.
  • D. Nhà báo.

Câu 8: Vì sao Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa?

  • A. Vì cô vẫn chưa vẽ được một kiệt tác để đời.
  • B. Vì khi bệnh tật, không có ai quan tâm đến cô.
  • C. Vì bệnh tật và nghèo túng.
  • D. Vì Xiu không đến thăm cô.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Chi tiết Giôn-xi đếm lá thường xuân thể hiện điều gì? 

  • A. Cô nuối tiếc những chiếc lá trên cây thường xuân.
  • B. Cô phó thác số mệnh mình cho những lá thường xuân mỏng manh ngoài kia – những chiếc lá thực, yếu ớt mà chỉ sau trận mưa bão đêm nay thôi, chúng sẽ rơi rụng tất cả.
  • C. Cô chán chường, tuyệt vọng, đếm lá chỉ để cảm thấy thời gian trôi đi nhanh hơn.
  • D. Cô yêu cây thường xuân nên ngày ngày quan sát, ngắm nhìn từng chiếc l.

Câu 2: Vì sao Giôn-xi không nhận ra chiếc lá thường xuân trên bức tường được vẽ chứ không phải chiếc lá thật?

  • A. Bởi đó là một kiệt tác nghệ thuật, chiếc lá được vẽ đẹp như thật.
  • B. Bởi năng lực quan sát của Giông-xi đã kém đi sau khi bị bệnh nặng.
  • C. Bởi đó là bức tranh được sáng tác với một lòng yêu thương con người tha thiết, và bằng cả mơ ước của một đời vẽ tranh mà cụ Bơ – men luôn ước mong. 
  • D. Bởi đó là một kiệt tác nghệ thuật, chiếc lá được vẽ đẹp như thật, được sáng tác với một lòng yêu thương con người tha thiết, và bằng cả mơ ước của một đời vẽ tranh mà cụ Bơ – men luôn ước mong. 

Câu 3: Điểm chung của Xiu và Giôn-xi là gì?

  • A. Đều rất yêu đời, có cái nhìn lạc quan, tích cực về cuộc sống.
  • B. Đều mang trong mình những khát vọng chân chính về nghệ thuật.
  • C. Đều có tài năng hội họa nhưng không gặp thời nên tài năng bị bỏ phí.
  • D. Đều là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp, đa tài.

Câu 4: Giá trị nội dung của văn bản Chiếc lá cuối cùng là gì?

  • A. Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. 
  • B. Ca ngợi sự tài năng của người họa sĩ già – cụ Bơ-men.
  • C. Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạn phúc cho con người.
  • D. Ca ngợi sức sống phi thường của nghệ thuật chân chính.

Câu 5: Bức tranh chiếc lá thường xuân của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là một bức vẽ rất đẹp từ một người họa sĩ già.
  • B. Không chỉ là một bức tranh đẹp, mà còn là tấm lòng đẹp , câu chuyện đẹp và cụ đã để lại cho cuộc đời.
  • C. Là một bức vẽ có nhiều giá trị kinh tế.
  • D. Là một bức vẽ xuất phát từ cảm hứng, tình yêu thiên nhiên của cụ Bơ-men

Câu 6: Nhân vật Xiu có những phẩm chất gì?

  • A. Là người nhân hậu, giàu tình yêu thương biết lắng nghe, thấu hiểu, sẻ chia, quan tâm trước những khó khăn của người khác.
  • B. Là người luôn vui vẻ, hài hước, hay kể chuyện.
  • C. Là người luôn u uất, chán nản.
  • D. Là người mạnh mẽ nhưng lạnh lùng, sắt đá.

Câu 7: Đâu là nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của văn bản Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Cốt truyện dan dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.
  • B. Ngôn ngữ bình dị, dân dã, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
  • C. Cốt truyện giản đơn, đan xen nhiều sự kiện lịch sử của nước Mĩ.
  • D. Tình huống truyện gay cấn, hấp dẫn, đem đến nhiều bất ngờ thú vị cho người đọc.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, chúng ta có thể nhận xét gì về phong cách viết truyện ngắn của nhà văn O.Hen-ri?

  • A. Dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo.
  • B. Luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.
  • C. Sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. 
  • D. Dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo, luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh, sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. 

Câu 2: Chiếc lá cuối cùng đã giúp cho Giôn-xi điều gì?

  • A. Giúp cô từ bỏ ý định lìa xa cõi đời.
  • B. Khơi dậy đam mê vẽ tranh của cô.
  • C. Khơi dậy sự sống lại và giúp cô gái trẻ hồi sinh để theo đuổi ước mơ của mình.
  • D. Khơi dậy tình yêu thương trong trái tim Giôn-xi.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tình huống truyện trong Chiếc lá cuối cùng có kết cấu như thế nào?

  • A. Kết cấu đảo ngược.
  • B. Kết cấu đầu cuối tương ứng.
  • C. Kết cấu mảnh vỡ.
  • D. Kết cấu hai tuyến nhân vật đối lập.

Câu 2: Mục đích cao cả nhất của nghệ thuật là gì?

  • A. Sinh ra vì con người và vì hạnh phúc con người.
  • B. Phải thúc đẩy con người hướng tới những điều tốt đẹp, thêm nâng niu và trân trọng cuộc sống này hơn.
  • C. Sinh ra để tôn vinh cái đẹp và khiến cuộc sống này trở nên đa sắc hơn.
  • D. Sinh ra vì con người và vì hạnh phúc con người, thúc đẩy con người hướng tới những điều tốt đẹp, thêm nâng niu và trân trọng cuộc sống này hơn.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 4: Chiếc lá cuối, Trắc nghiệm bài 4 Văn bản 4: Chiếc lá cuối Ngữ văn 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 4 Văn bản 4: Chiếc lá cuối Ngữ văn 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net