Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đơn, câu ghép

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đơn, câu ghép Ngữ văn 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Câu ghép đẳng lập là gì?

  • A. Là câu ghép do một vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
  • B. Là câu ghép do hai vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
  • C. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ đối lập với nhau tạo thành.
  • D. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.

Câu 2: Đâu là cách nối các vế trong câu ghép?

  • A. Nối bằng kết từ.
  • B. Nối bằng các phó từ.
  • C. Nối bằng cặp đại từ.
  • D. Nối bằng kết từ, cặp kết từ, đại từ, cặp đại từ, phó từ, cặp phó từ.

Câu 3: Câu ghép chính phụ là gì?

  • A. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành.
  • B. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
  • C. Là câu ghép do hai vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành.
  • D. Là câu ghép do một vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành.

Câu 4: Xác định chủ ngữ trong câu: “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!” (Lão Hạc, Nam Cao)?

  • A. Lão.
  • B. Yên lòng.
  • C. Nhắm mắt,
  • D. Yên lòng mà nhắm mắt.

Câu 5: Câu đơn là gì?

  • A. Là câu do một cụm chủ vị nòng cốt tạo thành.
  • B. Là câu do hai cụm chủ vị nòng cốt tạo thành.
  • C. Là câu do nhiều cụm chủ vị nòng cốt tạo thành.
  • D. Là câu do ba cụm chủ vị nòng cốt tạo thành.

Câu 6: Xác định vị ngữ trong câu: “Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che” (Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)?

  • A. Bà ta.
  • B. Thương tình toan gọi hỏi xem sao.
  • C. Nón.
  • D. Thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

Câu 7: Câu ghép là gì?

  • A. Là câu do ba cụm chủ vị tạo thành, trong đó có một cụm chủ vị nòng cốt.
  • B. Do hai hay nhiều cụm chủ vị nòng cốt tạo thành, cụm chủ vị đó được gọi là một vế câu.
  • C. Là câu do một cụm chủ vị nòng cốt tạo thành.
  • D. Do hai cụm chủ vị nòng cốt tạo thành, cụm chủ vị đó được gọi là một vế câu.

Câu 8: Trong những câu dưới đây, đâu là câu ghép?

  • A. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại.
  • B. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách.
  • C. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
  • D. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Các vế của câu ghép dưới đây được liên kết bằng gì?

Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.

  • A. Cặp đại từ.
  • B. Cặp kết từ.
  • C. Đại từ.
  • D. Phó từ.

Câu 2: Xác định tất cả các vị ngữ của câu văn dưới đây?

Nghệ thuật là tình cảm, nó hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.

  • A. Nghệ thuật, cá tính, “cảm xúc”.
  • B. Là tình cảm, hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”. 
  • C. Là tình cảm, hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả.
  • D. Nghệ thuật, nó, hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính.

Câu 3: Câu văn dưới đây thuộc loại câu nào?

Nó được dẫn đường bởi những lí luận lô gích chặt chẽ, chính vì vậy, nó có thể thoát khỏi những thứ mà nghệ thuật không sao rũ bỏ được.

  • A. Câu đơn.
  • B. Câu ghép đẳng lập.
  • C. Câu ghép chính phụ.
  • D. Vừa là câu ghép đẳng lập, vừa là câu ghép chính phụ.

Câu 4: Các vế của câu ghép dưới đây được liên kết bằng gì?

Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.

  • A. Kết từ.
  • B. Phó từ.
  • C. Đại từ.
  • D. Cặp kết từ.

Câu 5: Câu văn dưới đây thuộc loại câu nào?

Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất), đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về…

  • A. Câu đơn.
  • B. Câu ghép đẳng lập.
  • C. Câu ghép chính phụ.
  • D. Vừa là câu ghép đẳng lập, vừa là câu ghép chính phụ

Câu 6: Các vế của câu ghép dưới đây được liên kết bằng gì?

Chúng ta đều biết, tôi là một nhà nghệ thuật và tôi hoàn toàn chân thành, tự giác khi đặt khoa học lên hàng đầu trong vấn đề giáo dục.

  • A. Phó từ và.
  • B. Đại từ tôi.
  • C. Kết từ và.
  • D. Động từ tự giác.

Câu 7: Từ ngữ nào được dùng để nối các vế của câu ghép dưới đây?

Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.

  • A. Chỉ.
  • B. Mà.
  • C. Không thể.
  • D. Được.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Tìm câu đơn có trong đoạn văn sau?

Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm thì đi tìm khe dứa dại. Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên, mỗi chiếc lá dứa vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám. Kẽ lá dứa sâu hoắm, ta có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.

  • A. Kẽ lá dứa sâu hoắm, ta có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.
  • B. Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên, mỗi chiếc lá dứa vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám.
  • C. Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm thì đi tìm khe dứa dại.
  • D. Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên.

Câu 2: Tìm câu đơn trong đoạn văn sau?

Hãy cho phép tôi được tưởng tượng. Tôi làm như vậy bởi vì tôi tin chắc chắn rằng không có điều gì mà ta tưởng tượng lại không thể làm ra được bởi ý chí và tài năng của nhân loại. Tôi mơ ước sẽ xây được một “toà thành khoa học” ở đây, tại đó, những nhà khoa học sẽ ngày đêm dùng trí tuệ và con mắt tìm tòi của mình để nghiên cứu những điều bí mật xung quanh Trái Đất này. Tại đây, những nhà khoa học sẽ giống như những người thợ sắt hoặc những người thợ ngọc, họ đang khắc lại toàn bộ kinh nghiệm của thế giới. Đồng thời họ biến những kinh nghiệm đó thành những học thuyết hữu hiệu, biến nó thành những vũ khí sắc bén để tìm tòi chân lí.

  • A. Tôi làm như vậy bởi vì tôi tin chắc chắn rằng không có điều gì mà ta tưởng tượng lại không thể làm ra được bởi ý chí và tài năng của nhân loại.
  • B. Tôi mơ ước sẽ xây được một “toà thành khoa học” ở đây, tại đó, những nhà khoa học sẽ ngày đêm dùng trí tuệ và con mắt tìm tòi của mình để nghiên cứu những điều bí mật xung quanh Trái Đất này.
  • C. Đồng thời họ biến những kinh nghiệm đó thành những học thuyết hữu hiệu, biến nó thành những vũ khí sắc bén để tìm tòi chân lí.
  • D. Tại đây, những nhà khoa học sẽ giống như những người thợ sắt hoặc những người thợ ngọc, họ đang khắc lại toàn bộ kinh nghiệm của thế giới.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Biến đổi câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu?

Nghệ thuật là tình cảm, hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả và phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.

  • A. Nghệ thuật là tình cảm, nó hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
  • B. Nghệ thuật là tình cảm, nó không thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó chỉ phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
  • C. Nghệ thuật là tình cảm, nó có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả nhưng nó không phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
  • D. Nghệ thuật là tình cảm, nó không thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó cũng không phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.

Câu 2: Biến đổi câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu?

Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.

  • A. Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
  • B. Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động vừa là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học vừa là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
  • C. Lao động không những là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học còn là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
  • D. Lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đơn,, Trắc nghiệm bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đơn, Ngữ văn 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đơn, Ngữ văn 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net