Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu thơ "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu trả lời:

Câu thơ cuối sử dụng nghệ thuật đối lập: “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”:

  • Đó là sự đối lập giữa cái dữ dội của thiên nhiên “Trôi dòng nước lũ” với cái mềm mại, dễ thương “hoa đong đưa”. Dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kỳ lạ.
  • Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi: Cánh hoa rừng như cũng duyên dáng, nhẹ nhàng , uyển chuyển và đáng yêu. Dáng hoa ấy hoà hợp với dáng người trên độc mộc làm nên một bức tranh thật lãng mạn mà cũng thật hào hùng)

=> Những câu thơ về một chiều Châu Mộc, vẻ đẹp thơ mộng, mơ màng trong chiều sương của ngàn lau, thác lũ lại được vẽ bằng những nét bút tinh tế, mềm mại như những nét vẽ trong một bức tranh lụa hay tranh thuỷ mặc xen với đôi nét chấm phá tạo ấn tượng.

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ:  gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút pháp “thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com