Đề thi, đề kiểm tra cuố học kì 2 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8  KẾT NỐI TRI THỨC

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam – pu – chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là: 

       A. đặt dưới sự lãnh đạo của những người trong hoàng tộc.   

       B. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.   

       C. kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.    

       D. Có sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung.  

       Câu 2 (0,25 điểm). Với cuộc Cải Cách Minh Mạng, cả nước được phân chia thành các đơn vị hành chính thế nào?  

       A. Đất nước được chia thành Bắc đạo, Nam đạo và Tây đạo.  

       B. Đất nước được chia thành Bắc Thành, Gia Định Thành và phủ Thừa Thiên.   

       C. Đất nước được chia làm 29 tỉnh và phủ Thừa Thiên.    

       D. Đất nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).       

       Câu 3 (0,25 điểm). Những câu thơ dưới đây đã khắc họa hiện tượng gì trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX? 

 “Xác đầy nghĩa địa

Thây thối bên cầu

Trời ảm đạm u sầu

Cảnh tan hoang đói rét”

       A. Người chết vì thiên tai, mất mùa.  

       B. Các cuộc khởi nghĩa bị triều đình đàn áp đẫm máu.       

       C. Tệ tham quan ô lại. 

       D. Hậu quả của nạn phu ghen, tạp dịch.     

       Câu 4 (0,25 điểm). Ý nào không đúng về hành động của nhà Nguyễn sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

       A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì. 

       B. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kì và Trung Kì.    

       C. Đề nghị Pháp đưa quân ra Bắc Kì.   

       D. Cử người thương quyết với Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì. 

       Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào không đúng về điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê? 

       A. Nghĩa quân được tổ chức tương đối quy củ, huấn luyện chu đáo.   

       B. Nghĩa quân đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.     

       C. Tham gia nghĩa quân chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái…

       D. Cuộc khởi nghĩa diễn ea trong thời gian dài, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.     

       Câu 6 (0,25 điểm). Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:

       1. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. 

       2. Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội. 

       3. Phan Châu Trinh mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. 

       4. Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp. 

       A. 2 – 1 – 3 – 4.       

       B. 3 – 1 – 4 – 2.       

       C. 3 – 1 – 2 – 4.    

       D.  3 – 2 – 1 – 4.     

       Câu 7 (0,25 điểm). Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý – Trần? 

       A. Vân Đồn (Quảng Ninh). 

       B. Óc Eo (An Giang). 

       C. Phú Quốc (Kiên Giang). 

       D. Tân Châu (Bình Định). 

       Câu 8 (0,25 điểm). Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo? 

       A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.   

       B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.    

       C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.    

       D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.   

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (2,5 điểm)

        a. Khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. 

        b. Lí giải vì sao các phong trào này cuối cùng đều thất bại. 

       Câu 2 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng:“Triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những công lao không thể phủ nhận nhưng cũng có những tội trạng không thể chối cãi”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

D

A

C

C

B

A

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,5 điểm)

a. Khái quát những sự kiện chính trong phong trào yêu nước ở Việt Nam từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX. 

- Phong trào Cần vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động (1885 – 1896) với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: 

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892): Địa bàn chính là vùng Bãi Sậy (Hưng Yên), Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy nghĩa quân xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch. 

+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896): Căn cứ chính cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Địa bàn hoạt động của nghĩa quân gồm các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Khởi nghĩa Hương Khê được coi là đỉnh cao của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX. 

+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887): Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Nghĩa quân  gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia. 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm 

 

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa THám lãnh đạo, bùng nổ và kéo dài suốt những năm cuối XIX đến năm 1913 … Đây là cuộc đấu tranh lớn nhất, tiêu biểu nhất của nông dân, cũng là tiêu biểu cho phong trào đấu tranh tự vệ cuối XIX. 

0,5 điểm 

b. Nguyên nhân thất bại:

- Chủ quan:

+ Thiếu đường lối, hệ tư tưởng đúng đắn để lãnh đạo phong trào. Hệ tư tưởng phong kiến lúc này đã trở nên lỗi thời, không đủ sức hút, đoàn kết tập hợp lực lượng toàn dân. Độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến. 

+ Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu và nông dân mặc dù rất yêu nước nhưng không thể đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trung quân ái quốc, bên cạnh đó giai cấp công nhân không có hệ tư tưởng riêng. 

+ Thiếu lãnh đạo thống nhất, thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa nên rơi vào tình trạng chiến đấu đơn độc, dễ bị đàn áp. 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

- Khách quan:

+ Pháp vượt trội hơn ta về sức mạnh kinh tế, quan sự lại có nhiều kinh nghiệm đi xâm lược nên dễ dàng đàn áp cuộc đấu tranh. Triều đình nhà Nguyễn chấp nhận làm tay sai và công cụ đàn áp cua thực dân Pháp. 

 

 

0,25 điểm 

Câu 3 

(0,5 điểm)

Nhận định “Triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những công lao không thể phủ nhận nhưng cũng có những tội trạng không thể chối cãi” hoàn toàn đúng với triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX. 

0,25 điểm

Giải thích: 

- Công lao triều Nguyễn: mở rộng lãnh thổ, thống nhất đất nước, chia nước thành 30 tỉnh dựa vào đặc điểm địa lí, dân cư, thống nhất đất nước về mặt hành chính, để lại nhiều di sản có giá trị….

- Hạn chế: Thực hiện nhiều chính sách kinh tế không còn phù hợp, chính sách ngoại giao sai lầm (đóng cửa không giao lưu với phương Tây…), hạn chế Thiên chúa giáo làm cho các nước phương Tây có cơ xâm lược….

(Lưu ý: HS cần đưa ra được các mặt tích cực và tiêu cực thể hiện công lao của triều Nguyễn một cách phù hợp, đúng nội dung. Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo…)

 

 

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

  

1

     

1

0

0,25

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

1

 

1

    

1

2

1

1,0

Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 

  

1

     

1

0

0,25

Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

 

ý a

1

  

ý b

  

1

1

2,75

Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

  

1

     

1

0

0,25

Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1

 

1

     

2

0

0,5

Tổng số câu TN/TL

2

ý a

6

0

0

ý b

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á VÀ ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN

 ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Nhận biết

     

Thông hiểu

Tìm hiểu điểm chung các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam – pu – chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân. 

1

 

C1

 

Vận dụng

     

Vận dụng cao

     

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

2. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Nhận biết

Nhận biết các đơn vị hành chính được chia dưới cuộc cải cách Minh Mạng. 

1

 

C2

 
Thông hiểu

Tìm hiểu hiện tượng trong xã hội nửa đầu thế kỉ XIX được khắc họa qua những câu thơ. 

1

 

C3

 
Vận dụng

 

    
Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C2

(TL)

3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884  

Nhận biết     
Thông hiểu

Tìm ý không đúng về hành động của nhà Nguyễn sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). 

1

 

C4

 
Vận dụng     
Vận dụng cao     

4. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Nhận biết

Nêu khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.   

 

ý a

 

C1

(TL)

Thông hiểu

Tìm ý không đúng về điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê. 

1

 

C5

 
Vận dụng

Trình bày và tìm hiểu vì sao các phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX đều thất bại. 

 

ý b

 

C1

(TL)

Vận dụng cao      

5. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Nhận biết     
Thông hiểu

Sắp xế các sự kiện theo thứ tự thời gian. 

1

 

C6

 
Vận dụng     
Vận dụng cao     

6. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp của Việt Nam ở Biển Đông

Nhận biết

Nhận biết cảng biển nào của Đại Việt là thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý – Trần. 

1

 

C7

 
Thông hiểu

Tìm ý chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo. 

1

 

C8

 
Vận dụng     
Vận dụng cao      
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 lịch sử 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net