Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Cảng thị lớn nhất hình thành, phát triển trong các thế kỉ X VII – XVIII ở Đàng Trong là: 

A. Phố Hiến. 

B. Thanh Hà. 

C. Hội An. 

D. Gia Định. 

Câu 2 (0,25 điểm). Quốc tế thứ nhất thông qua những nghị quyết có ý nghĩa về chính trị, đó là: 

A. thành lập công đoàn. 

B. ngày làm việc 8 giờ. 

C. lấy ngày 1 – 5 làm ngày kỉ niệm Quốc tế Lao động. 

D. kiểm soát chế độ tiền lương và cấm cúp phạt. 

Câu 3 (0,25 điểm). Do đâu có sự xuất hiện mẫu thuẫn giữa các đế quốc “già” và đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Sự phát triển không đều về kinh tế giữa các nước đế quốc. 

B. Sự ra đời sớm và muộn của chủ nghĩa đế quốc. 

C. Sự cạnh tranh giữa các nước đế quốc. 

D. So sánh lực lượng của các đế quốc.  

Câu 4 (0,25 điểm). Cuối thể kỉ XX – đầu thế kỉ XIX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi, trong đó có cả Việt Nam? 

A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. 

B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.  

C. Tăng cường xâm lược thuộc địa. 

D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.  

Câu 5 (0,25 điểm). Vào thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì: 

A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mỹ. 

B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha. 

 C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình. 

D. Mỹ muốn giúp đỡ Cu – ba và Phi – lip – pin giành độc lập.  

Câu 6 (0,25 điểm). Bài học lớn nhất được rút ra từ công xã Pa – ri là gì? 

A. Phải có sự lãnh đạo của đảng vô sản. 

B. Phải thực hiện liên minh công nông. 

C. Phải tập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nhà nước mới. 

D. Phải có sự ủng hộ của quần chúng.  

Câu 7 (0,25 điểm). Công xã Pa – ri tồn tại trong bao nhiêu ngày? 

A. 70 ngày. 

B. 71 ngày. 

C. 72 ngày. 

D. 73 ngày.  

Câu 8 (0,25 điểm). Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?

A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền giai cấp tư sản. 

B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo. 

C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản. 

D. Vì cuộc cách mạng này thành lập được bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.  

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Hãy trình bày những nét chính về kinh tế, đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, vì sao Đức được gọi là “Đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng “Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Mỹ là xứ sở của các ông vua công nghiệp”. Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này? Tại sao? 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

A

C

B

A

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Trình bày nét chính về kinh tế, đối nội và đối ngoại của đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: 

- Kinh tế:

+ Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới. Đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh tụt xuống hạng ba sau Mỹ và Đức do:

  • Công nghiệp Anh phát triển sớm, kĩ thuật lạc hậu. 
  • Tư sản Anh đầu tư nhiều vào thuộc địa. 

+ Tuy nhiên, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. 

+ Đầu thế kỉ XX, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế. 

 

0,75 điểm

- Đối nội: 

+ Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền. 

+ Hai đảng này đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.  

0,25 điểm

- Đối ngoại: Anh tiếp tục thực hiện chính sách xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới. 

0,25 điểm

- Kết luận: Đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. 

0,25 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Đức được gọi là “Đế quốc quân phiệt hiếu chiến” vì: 

- Quân phiệt: chính sách phản động trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược. Dựa vào quân đội để nắm quyền, đàn áp nhân dân và các phe đối lập chống lại chúng. 

- Hiếu chiến: thái độ, âm mưu của các nước mạnh luôn tìm cách gây chiến tranh với các nước khác, dùng sức mạnh giải quyết tranh chấp.  

0,5 điểm

- Giải thích: 

Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt phổ, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực. 

+ Do kinh tế phát triển mạnh nhưng bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường. 

0,5 điểm

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng ý với ý kiến “Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Mỹ là xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

0,25 điểm

Giải thích: 

- Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, do những lợi thế của mình, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

- Mỹ hình thành những công ty độc quyền khồng lồ, được coi là những ông “vua công nghiệp” như “vua dầu mỏ” Rốc – phe – lơ…

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

Bài 9. Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XIII

1

       

1

 

0,25

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

 

1

1

1

2

  

1

3

3

3,75

Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 

1

 

1

 

2

   

4

 

1

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

4

0

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

0,5

1

1,0

0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8  KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

1. Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XIII

Nhận biết

Nhận biết được cảng thị lớn nhất được hình thành trong các thế kỉ XVII – XVIII ở Đàng Trong. 

1

 

 

 

C1

 

 

 

 

Thông hiểu

     

Vận dụng

     

Vận dụng cao

     

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Nhận biết

Trình bày những nét chính về kinh tế, đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

 

1

 

C1

(TL)

Thông hiểu

- Giải thích  nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các đế quốc “già” và đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

- Chỉ ra và phân tích Đức được gọi là “Đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

C3

 

 

 

 

 

 

C2

(TL)

Vận dụng

- Chỉ ra nguy cơ các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước Châu Á, Châu Phi. 

- Chỉ ra nguyên nhân Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha. 

1

 

 

 

 

1

 

C4

 

 

 

 

C5

 
Vận dụng cao

Trình bày quan điểm cá nhân (đồng ý/ không đồng ý), giải thích 

 1 

C3

(TL)

3. Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.  

Nhận biết

Nhận biết công xã Pa – ri tồn tại trong bao nhiêu ngày. 

1

 

 

C7

 

 
Thông hiểu

Chỉ ra nghị quyết thông qua Quốc tế thứ nhất có ý nghĩa lịch sử. 

1

 

C2

 
Vận dụng

- Giải thích tại sao cuộc cách mạng ngày 18 – 3 -1871 được gọi là cách mạng vô sản. 

- Chỉ ra bài học lớn nhất rút ra từ công xã Pa – ri.  

1

 

 

 

1

 

C8

 

 

 

C6

 

 
Vận dụng cao     
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 lịch sử 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net