Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Câu 1. Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp bao gồm những giai cấp, tầng lớp nào?

A. Công nhân, nông dân, thương nhân.

B. Nông dân, Nô lệ.

C. Nông dân, bình dân thành thị.

D. Nông nhân, thợ thủ công, thị dân.

Câu 2. Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp không thể hiện ở điểm nào?

A. Công cụ, phương thức canh tác thô sơ.

B. Nông dân bỏ ruộng đất chuyển sang buôn bán, kinh doanh.

C. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều.

D. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

Câu 3. Phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX?

A. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

B. Máy tính cơ học

C. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

D. Máy thu hoạch bông.

Câu 4. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là gì?

A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc địa.

B. Vơ vét kinh tế, cướp đoạt ruộng đất, đàn áp nhân dân, chia để trị.

C. Bảo tồn và lưu giữ nền văn hóa thuộc địa của các nước Đông Nam Á.

D. Thực hiện các chính sách bành trướng sang phía Đông.

Câu 5. Bãi Cát Vàng là tên gọi khác của:

A. Quần đảo Hoàng Sa

B. Quần đảo Trường Sa

C. Quần đảo Tây Sa

D. Quần đảo Phú Quốc 

Câu 6. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước nào?

A.Phi-líp-pin

B. In-đô-nê-xi-a

C. Lào

D. Mi-an-ma

Câu 7. Câu nào không đúng về tình trạng Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?

A. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. 

B. Tình trạng hạn hán, lụt lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra. 

C. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn. 

D. Thủ công nghiệp, thương nghiệp may nhờ việc làm ăn với nước ngoài nên không bị sa sút.

Câu 8. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc vào:

A. cuối thế kỉ XVII

B. thế kỉ XVIII

C. đầu thế kỉ XIX

D. giữa thế kỉ XIX

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Hãy trình bày những biểu hiện về sự nghiệp của chủ nghĩa tư bản ở Anh thế kỉ XVII?

Câu 2. (0,75 điểm) Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa ở Bắc Mỹ là cuộc cách mạng tư sản?

Câu 3 (1,25 điểm) 

a.  Hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

b. Em hãy kể một số việc làm của nhân dân ta thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công lao to lớn của Nguyễn Huế - Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.

------------ HẾT -------------

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

C

C

B

B

D

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

a. Những biểu hiện về sự phát triển:

- Đầu thế kỉ XVII, nước Anh phát triển nền kinh tế tư bản phát triển nhất châu Âu. Công nghiệp len dạ phát triển, nghề nuôi cừu mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

- Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất cướp ruộng, biển ruộng đất của tá điền thành đồng cỏ chăn nuôi cừu. Từ đó, quý tộc trở thành tầng lớp quý tộc mới.

- Nông dân không có ruộng đất để trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống vô cùng khổ cực.

- Xã hội dần phân hóa thành những giai cấp có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau và chia thành hai phe đối lập.

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

Câu 2

(0,75 điểm)

b. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được coi là một cuộc cách mạng tư sản vì:

+ Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh.

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

+ Có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3 

( 1,25 điểm )

a. Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong:

+ Từ năm 1774 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm một vùng rộng lớn ở Quảng Nam đến Bình Thuận.

+ Tuy nhiên, nghĩa quân lại phải đối mặt với tình thế bất lợi: Phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân (Huế), phía nam là quân chúa Nguyễn.

+ Trước tình hình đó, Nguyễn Nhạc buộc phải hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định. Năm 1777, chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

b. Những việc làm của nhân dân ta thể hiện việc ghi nhớ công ơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ:

Gợi ý:

+ Xây dựng Gò Đống Đa để ghi nhớ công ơn, đánh một dấu mốc lịch sử về trận chiến đại thắng quân Thanh. 

+ Tổ chức ngày lễ hội Gò Đống Đa vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán hằng năm. 

+ Luôn nhắc nhở con cháu về những công lao của vua Quang Trung.

Căn cứ vào nội dung để chấm điểm, tối đa 0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ 

TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Bài 1. Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ




 

 

 

1

 

 

 

1

    

Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

 

1

 

 

1

     

Bài 3. Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)

 

1

       

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Bài 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

 

1

  

 

 

1

   

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII

Bài 5. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn



 
 

 
     

Bài 6. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII

  

 

1

 

     

Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

 

1

 

 

1

     

Bài 8. Phong trào Tây Sơn

     

12

 

12

Tổng số câu TN/TL

4

1

3

1

1

12

0

12

Điểm số

1   điểm

1 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

0,25   điểm

0,75 điểm     

0 điểm

0,5 điểm

Tổng số điểm

2 điểm

1,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ

 NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ XVIII

Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

 

 

Nhận biết

- Trình bày được những biểu hiện về sự nghiệp của chủ nghĩa tư bản ở Anh thế kỉ XVII.

 

1

 

C1

 

 

Thông hiểu

- Phân tích và giải thích được cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa ở Bắc Mỹ là cuộc cách mạng tư sản. 

1

 

C2

 

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

 

Nhận biết

- Chỉ ra được các giai cấp trong đẳng cấp thứ ba của xã hội Pháp.

1

 

C1

 

 

Thông hiểu

- Nêu được tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp trước Cách mạng.

1

 

C2

 

Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)

 

 

 

Nhận biết

- Chỉ ra phát minh không phải thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp giai đoạn nửa sau TK XVIII - giữa TK XIX.

1

 

C3

 

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU

THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

 

 

Vận dụng

- Nêu được điểm chung trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây với các nước Đông Nam Á.

1

 

C4

 

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ 

XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII

Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ giữa thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Nhận biết

- Nêu được quốc gia thuộc địa của Hà Lan.

1

 

C6

 

 

 

Thông hiểu

- Phân tích và hiểu được ý nghĩa của tên Bãi Cát Vàng tương ứng với tên gọi khác.

1

 

C5

 

 

 

Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

 

Nhận biết

- Xác định được thời gian chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc. 

1

 

C8

 

 

Thông hiểu

- Phân tích được tình trạng Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII từ đó chỉ ra nội dung không đúng.

1

 

C7

 

 

 

 

 

Phong trào Tây Sơn

 

 

Vận dụng

- Đánh giá được công lao của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

 

12

 

C3 ý a

 

 

Vận dụng cao

- Liệt kê được việc làm của nhân dân ta nhằm ghi nhớ công lao to lớn của Nguyễn Huế - Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.

 

12

 

C3 ý b

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net