Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì: 

       A. chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.  

       B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. 

       C. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh. 

       D. tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía Tây bán cầu. 

       Câu 2 (0,25 điểm). Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

       A. Các nước đế quốc mẫu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa. 

       B. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.  

       C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc – bi.  

       D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.   

       Câu 3 (0,25 điểm). Những thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX đã: 

       A. giúp cho giai cấp chủ nô sản xuất ra nhiều của cải vật chất.  

       B. chứng tỏ lĩnh vực khoa học tự nhiên không có quan hệ với tôn giáo.   

       C. tấn công vào quan niệm của tôn giáo khi cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài. 

       D. đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp.    

       Câu 4 (0,25 điểm). Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về chính trị của Minh Trị? 

       A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.   

       B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng.  

       C. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.  

       D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.   

       Câu 5 (0,25 điểm). Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là:

       A. chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.  

       B. chưa xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến, không chống lại các nước đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.    

       C. chưa tạo điều kiện cho CNTB phát triển, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân. 

       D. chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thực sự nắm quyền.    

       Câu 6 (0,25 điểm). Tìm từ ngữ thích hợp vào đoạn trích sau: 

       “Sự phát triển ….đã góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội…, thức tỉnh, khích lệ người dân lao động nghèo khổ ….. cho cuộc sống …”

       A. kĩ thuật – phong kiến – đấu tranh – tự do, ấm no.  

       B. văn học và nghệ thuật – đương thời – đấu tranh – tự do, hạnh phúc.  

       C. khoa học tự nhiên – tư hữu – đấu tranh – tự do, hạnh phúc. 

       D. văn học và nghệ thuật – chủ nghĩa tư bản – chống lại áp bức – độc lập. 

       Câu 7 (0,25 điểm). Thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là: 

       A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.  

       B. kinh tế chính trị học tư sản. 

       C. chủ nghĩa xã hội không tưởng.  

       D. chủ nghĩa xã hội khoa học. 

       Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga? 

       A. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột. 

       B. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới đại diện cho quyền lợi của người lao động. 

       C. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.  

       D. Tạo điều kiện cho V. I. Lê – nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới. 

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Hãy thống kê những thành tựu, tác động của những thành tựu khoa học và kĩ thuật đối với đời sống con người. 

       Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?

       Câu 3 (0,5 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh có một nhận định như sau: “Giống như Mặt Trời chói lọi, cách mạng tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Câu nhận định trên của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến cuộc cách mạng nào. Tại sao Bác lại có nhận định như trên?  

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

D

D

B

B

D

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Thống kê những thành tựu và phân tích tác động của những thành tựu khoa học và kĩ thuật đối với đời sống xã hội loài người:

- Khoa học tự nhiên:

+ Thành tựu: 

  • Thuyết vạn vật hấp dẫn của I. Niu – tơn. 
  • Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M. Lô – mô – nô – xốp. 
  • Thuyết tiến hóa của S. Đác – uyn. 

+ Tác động: Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp. 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

0,25 điểm 

- Khoa học xã hội: 

+ Thành tựu: 

  • Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của I. Phoi – ơ – bách, G. Hê – ghen. 
  • Các tác phẩm kinh tế chính trị học tư sản của A. Xmít, D. Ri – các – đô. 
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng – ghen. 

+ Tác động: Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản, phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

- Kĩ thuật:

+ Thành tựu: 

  • Cải tiến kĩ thuật luyện kim, chế tạo máy công cụ, tìm ra nhiều nguyên liệu, nhiên liệu mới….
  • Chế tạo tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước. 
  • Luyện kim, kĩ thuật, canh tác, phân hóa học….

+ Tác động: Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng. 

0,25 điểm 

 

 

 

 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vì:

+ Cách mạng Tân Hợi do giai cấp tư sản Trung Quốc lãnh đạo (thông qua tổ chức Trung Quốc đồng minh hội) đã lật độ được triều đình phong kiến Mãnh Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc. 

+ Sau cách mạng, nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập, ban bổ và thực thi nhiều quyền tự do dân chủ cho nhân dân. 

+ Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. 

- Tuy nhiên, cách mạng Tân hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, do còn tồn tại nhiều hạn chế, như: không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân; không chống lại các nước đế quốc xâm lược. 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm  

Câu 3 

(0,5 điểm)

- Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến Cách mạng tháng Mười Nga (1917). 

0,25 điểm 

- Cách mạng tháng Mười Nga đã đi vào lịch sử nhân loại như là một sự kiện vĩ đại làm rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là động lực mạnh mẽ cho các dân tộc trên thế giới đứng lên đấu tranh chống lại áp bức, tự giải phóng mình và có sự lan tỏa mạnh sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La tinh. 

- Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn tới cách mạng Việt Nam như “tiếng sấm báo hiệu mùa xuân”, là “cơm ăn”, “nước uống”. Xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng tháng Mười – con đường duy nhất đúng đắn – cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do”. Cách mạng tháng Mười Nga là ánh sáng soi đường, dẫn ta nhân dân làm niên chiến thắng lừng lẫy như Cách mạng tháng Tám năm 1945, thằng lợi Điện Biên Phủ….

 

 

 

 

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN

 ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1

 

2

    

1

3

1

1,25

CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

Bài 13. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

1

1

2

     

3

1

2,25

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX 

  

2

  

1

  

2

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN 

ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Nhận biết

Nhận biết nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

1

 

C2

 

Thông hiểu

- Tìm hiểu nguyên nhân chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới. 

- Tìm ý không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga. 

1

 

 

 

 

1

 

C1

 

 

 

 

C8

 

Vận dụng

     

Vận dụng cao

Tìm hiểu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến Việt Nam. 

 

1

 

C3

(TL)

CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

2. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Nhận biết

- Nêu những thành tựu và tác động khoa học và kĩ thuật đối với đời sống xã hội. 

- Nhận biết thành tựu cơ bản về khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII – XIX. 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

C7

C1

(TL)

 

Thông hiểu

- Tìm hiểu tác động của những thành tựu về khoa học tự nhiên. 

- Điền vào đoạn trích. 

1

 

 

1

 

C3

 

 

C6

 
Vận dụng

 

    
Vận dụng cao     

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

3. Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX  

Nhận biết

 

    
Thông hiểu

- Tìm ý không thuộc những chính sách cải cách của Minh Trị. 

- Tìm hiểu điểm hạn chế của cách mạng Tân hợi (1911).

1

 

 

1

 

C4

 

 

C5

 
Vận dụng

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.  

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao     
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 lịch sử 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com