Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây là nguyên nhân sâu làm bùng nổ cuộc Cách mạng tư sản Anh (năm 1642)?

A. Nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổi dậy chống lại chính quyền.

B. Kinh tế tư bản Anh phát triển mạnh nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở.

C. Kinh tế Anh suy yếu, đứng trước nguy cơ bị Pháp và Đức xâm lược.

D. Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi, cổ vũ cho nhân dân Anh làm cách mạng. 

Câu 2 (0,25 điểm). Vì sao từ giữa thế XIX, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan ra các nước châu Âu (Pháp, Đức) và Mỹ?

A. Được bổ sung nhiều nguồn lợi từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Là láng giềng của nước Anh nên có điều kiện học hỏi thành tựu cách mạng công nghiệp.

C. Đã giải phóng sức lao động của nô lệ và chuyển sang giai đoạn đế quốc.

D. Hoàn thành cách mạng tư sản, chuyển sang giai đoạn cách mạng công nghiệp. 

Câu 3 (0,25 điểm). Những câu thơ dưới đây gợi cho em nhớ đến cuộc xung đột nào?

Cả một vùng từ đông sang tây

Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy

Chiến tranh cứ nối tiếp nhau

Tai họa thật là cùng cực.

                                                                        (Thương loạn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

A. Xung đột Nam – Bắc triều.

B. Xung đột Trịnh – Nguyễn.

C. Xung đột Đông Tấn – Lâm Ấp.

 D. Xung đột Đường – Nam Chiếu. 

Câu 4 (0,25 điểm). Điền dấu ba chấm (…) vào đoạn tư liệu dưới đây:

       …………… (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm. Họ Nguyễn, mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa. 

                                                               (Theo Hãn Nguyễn Nguyễn Nhã, Những bằng  chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa)

A. Bãi Bình Sơn.

B. Bãi Cát Vàng. 

C. Bãi Châu Nhai.

D. Bãi Gò Nổi. 

Câu 5 (0,25 điểm). Vị anh hùng dân tộc nào đã đọc lời dụ tướng sĩ, thể hiện rõ quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?

Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để răng đen,

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

                                                                                 (Theo Phan Huy Lê (Chủ biên)

 A. Lý Thường Kiệt.

B. Trần Nhân Tông.

C. Quang Trung – Nguyễn Huệ.

D. Mạc Đăng Dung. 

Câu 6 (0,25 điểm). Giai cấp tư sản Pháp lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng (1789 – 1799) nhằm mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản nào?

A. Lật đổ vua Lu-i XVI, thiết lập nền quân chủ lập hiến.

B. Chuẩn bị điều kiện làm cách mạng công nghiệp.

C. Chuẩn bị cho việc xâm lược khu vực Đông Nam Á và Nam Phi.

D. Xóa bỏ triệt để nền quân chủ, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển. 

 Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về những chuyển biến về kinh tế của Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?

A. Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nhẹ, chủ yếu xây dựng ngành công nghiệp chế biến.

B. Mở rộng hệ thống đường giao thông: đường sắt, đường bộ, bến cảng,….phục vụ công cuộc khai thác kinh tế, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

C. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang. 

 D. Nông dân phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ, tư bản nước ngoài. 

Câu 8 (0,25 điểm). Hình ảnh dưới đây gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử gì của xã hội Đại Việt?

Thành Bản Phủ - Di tích lịch sử hơn 200 tuổi ở Điện Biên - iVIVU.com

A. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

B. Phong trào Tây Sơn.

C. Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

D. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy mô tả những nét chính (thời gian, địa điểm, cách đánh, kết quả) của trận Rạch Gầm – Xoài Mút. 

Lược đồ trận Rạch Gầm – Xoài Mút

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII phản ánh điều gì?

 Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng “Động cơ hơi nước là phát minh vĩ đại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp”. Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này? Tại sao? 

_ _HẾT_ _

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC        

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

A

B

C

D

D

D

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Mô tả những nét chính (thời gian, địa điểm, cách đánh, kết quả) của trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

- Thời gian:

+ Cuối tháng 7/1784: khoảng 5 vạn quân Xiêm theo hai đường thủy, bộ kéo sang nước ta.

+ Tháng 1/1785: Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. 

 

0,25 điểm

- Địa điểm: Ông chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) làm trận địa quyết chiến. 

0,25 điểm

- Cách đánh: Ngày 19/1/1785:

+ Nguyễn Huệ chọn cách đánh nghi binh, như quân Xiêm vào trận địa mai phục. 

+ Nghĩa quân bất ngờ chọn đánh, dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc. 

+ Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.

0,75 điểm

- Kết quả: Trong 1 ngày, quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn

0,25 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII phản ánh:

- Ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của đông đảo các tầng lớp nhân dân. 

→ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách (khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,…), đẩy chính quyền Lê – Trịnh lún sâu vào khủng hoảng. 

0,5 điểm

- Là điều kiện thuận lợi để chuẩn bị cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII.

0,5 điểm

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng ý với ý kiến “Động cơ hơi nước là phát minh vĩ đại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp”.

0,25 điểm

Giải thích: 

- Phát minh ra động cơ hơi nước đã thay thế hệ thống kỹ thuật truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài suốt 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật… bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước. 

→ Lực lượng sản xuất được thúc đẩy.

- Phát minh đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ XIX, lan rộng từ Anh đến khắp châu Âu và Mỹ.

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ 

TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Bài 1. Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

1

       

1

0

0,25

Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

1

       

1

0

0,25

Bài 3. Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)

  

1

    

1

1

1

0,75

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Bài 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

  

1

     

1

0

0,25

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII

Bài 5. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

    

1

   

1

0

0,25

Bài 6. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII

    

1

   

1

0

0,25

Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

   

1

1

   

1

1

1,25

Bài 8. Phong trào Tây Sơn

 

1

  

1

   

1

1

1,75

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

4

0

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

0,5

1,0

1,0

0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ

 NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ XVIII

3

1

  

Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Nhận biết

Nhận biết được nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc Cách mạng tư sản Anh (năm 1642).

 

1

 

C1

 
Thông hiểu     
Vận dụng     
Vận dụng cao     

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nhận biết

Nhận biết được mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của giai cấp tư sản Pháp lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng (1789 – 1799).

1

 

C6

 
Thông hiểu     
Vận dụng

 

    
Vận dụng cao     

Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)

Nhận biết     
Thông hiểu

Lí giải được vì sao từ giữa thế XIX, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan ra các nước châu Âu (Pháp, Đức) và Mỹ.

 

1

 

C2

 
Vận dụng     
Vận dụng cao

Nêu được quan điểm cá nhân (đồng ý/không đồng ý), giải thích. 

 

1

 

C3 (TL)

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU

THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

1

0

  

Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Nhận biết     
Thông hiểu

Tìm được ý không đúng khi nói về những chuyển biến về kinh tế của Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

1

 

C7

 
Vận dụng     
Vận dụng cao     

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ 

XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII

    

Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

Nhận biết 

4

2

  
Thông hiểu     
Vận dụng

Gọi được cuộc xung đột được nhắc đến trong bài thơ Thương loạn (Nguyễn Bỉnh Khiêm). 

1

 

C3

 
Vận dụng cao     

Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ giữa thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Nhận biết     
Thông hiểu     
Vận dụng

Nêu được tên địa danh gắn liền với quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn. 

1

 

C4

 
Vận dụng cao     

Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Nhận biết     
Thông hiểu

Trình bày được ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.

 

1

 

C2 (TL)

Vận dụng

Nêu được tên sự kiện lịch sử Đại Việt từ hình ảnh di tích Thành Bản Phủ (Điện Biên) – nơi có đền thờ Hoàng Công Chất. 

1

 

C8

 
Vận dụng cao     

Phong trào Tây Sơn

Nhận biết

Mô tả được những nét chính về trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

 

1

 

C1 (TL)

Thông hiểu     
Vận dụng

Nêu được tên vị anh hùng dân tộc đã đọc lời dụ tướng sĩ, thể hiện rõ quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

1

 

C5

 
Vận dụng cao     
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com