A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Phe Hiệp ước bao gồm những quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Anh, Pháp, Nga.
C. Mĩ, Đức, Nga.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 2 (0,25 điểm). Nhận tố nào đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Sự phát triển không đều về kinh tế.
B. Sự khác biệt về diện tích thuộc địa.
C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.
D. Sự khác biệt về thể chế chính trị.
Câu 3 (0,25 điểm). Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới?
A. Thái tử Áo – Hung bị tổ chức “Bàn tay đen” ở Xéc – bi ám sát (6 – 1914).
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời (1917).
C. Nước Mỹ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước (4 – 1917).
D. Hội nghị Véc – xi (1919 – 1920) họp giải quyết các vấn đề về chiến tranh.
Câu 4 (0,25 điểm). Thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là:
A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
B. kinh tế chính trị học tư sản.
C. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 5 (0,25 điểm). Năm 1807, nước Mỹ đã đạt được thành tựu trong lĩnh vực kĩ thuật?
A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa bằng hơi nước.
B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.
C. Phát minh ra máy điện tim.
D. Chế tạo ra được loại xe lửa có nhiều toa.
Câu 6 (0,25 điểm). Cuộc Cách mạng Tân Hợi nổ ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?
A. Trung Quốc Đồng minh hội.
B. Tân Hoa xã.
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. Trung Hoa Dân quốc.
Câu 7 (0,25 điểm). Sự kiện châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ là do triều đình Mãn Thanh
A. kí Hiệp ước Nam Kinh với các đế quốc.
B. không tiến hành duy tân đất nước.
C. ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”.
D. bắt giữ và xử tội Tôn Trung Sơn.
Câu 8 (0,25 điểm). Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện
A. nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.
B. nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng hoạt động sôi nổi.
C. trào lưu cải cách, duy tân ở nhiều địa phương trên cả nước.
D. các tổ chức chính trị bảo vệ quyền lợi cho công nhân.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm).
a. Em hãy trình bày diễn biến chính và nguyên nhân thắng lợi của Cuộc cách mạng Tân Hợi.
b. Cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.?
Câu 2 (0,5 điểm). Có đúng hay không khi nhận định rằng: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc? Vì sao?
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | A | B | D | B | A | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu hỏi | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,5 điểm) | a. Trình bày diễn biến chính và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi: - Diễn biến chính: + Tháng 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. Sự kiện này đã gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân, châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911). + Ngày 10/10/1911, với mục tiêu lật độ chính quyền Mãn Thanh, cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung. + Cuối tháng 12 /1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. + Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức, Viên Thế Khải tuyên thệ nhâm chức Tổng thống. Cách mạng chấm dứt. - Nguyên nhân thắng lợi: Cách mạng Tân Hợi giành được thắng lợi bước đầu là do có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn, tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế cách mạng nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
|
b. Ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi đến Việt Nam: - Cổ vũ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. - Góp phần làm chuyển biến nhận thức của nhiều sĩ phu yêu nước, tiến bộ (thức thời) ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như: Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hồ…. - Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân hợi là hai trong những nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. + Phong trào Đông Du (Phan Bội Châu khởi xướng) diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị. Năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướngvới ông đã thành lập Việt Nam Quang phục hội dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911). |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | Nhận định Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc hoàn toàn đúng. |
0,25 điểm |
Giải thích: - Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ là cuộc cách mạng vô sản mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nêu tâm gương sáng về sự giải phóng dân tộc thuộc địa đồng thời sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê – nin là vũ khí giải phóng các dân tộc bị áp bức. - Chủ nghĩa Mác Lê nin đã trở thành thực tiễn và truyền bá rộng rãi giúp nhiều Đảng cộng sản ở các thuộc địa ra đời mở ra con đường đúng đắn – con đường cách mạng vô sản. |
0,25 điểm |
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | |||||||||||
Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 | 3 | 1 | 3 | 1 | 1,25 | ||||||
CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX | |||||||||||
Bài 13. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX | 2 | 2 | 0 | 0,5 | |||||||
CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | |||||||||||
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX | 3 | ý a | ý b | 3 | 1 | 3,25 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | ý a | 0 | ý b | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 0 | 1,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 | Nhận biết | - Nhận biết Phe hiệp ước gồm những quốc gia nào. - Nhận biết nhân tố đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các đế quốc. - Nhận biết sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới. | 1
1
1 | C1
C2
C3
| ||
Thông hiểu |
| |||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. | 1 | C2 (TL) | |||
CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX | ||||||
2. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX | Nhận biết | - Nhận biết thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX. - Nhận biết thành tựu mà nước Mỹ đạt được trong lĩnh vực kĩ thuật năm 1807. | 1
1 | C4
C5 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng |
| |||||
Vận dụng cao | ||||||
CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
3. Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX | Nhận biết | - Nhận biết tổ chức lãnh đạo cuộc Cách mạng Tân Hợi. - Nhận biết sự kiện châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ. - Nhận biết biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. | 1
1
1 | C6
C7
C8 | ||
Thông hiểu |
| |||||
Vận dụng |
| |||||
Vận dụng cao |