Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí 11 kết nối (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI 

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Cơ quan nào sau đây thực hiện kiểm tra quyết định của các ủy ban EU?

       A. Tòa Kiểm toán châu Âu.  

       B. Hội đồng Bộ trưởng EU.  

       C. Nghị viện châu Âu.  

       D. Hội đồng châu Âu.     

       Câu 2 (0,25 điểm). Đầu tư của EU tập trung nhiều vào các lĩnh vực:  

       A. nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.   

       B. bất động sản, du lịch và ngân hàng.      

       C. công nghiệp khai khoáng và chế biến, chế tạo.     

       D. dịch vụ, khai thác dầu khí và chế tạo.       

       Câu 3 (0,25 điểm). Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về: 

       A. chính trị, xã hội.  

       B. dân tộc, văn hóa.  

       C. ngôn ngữ, tôn giáo.  

       D. trình độ phát triển.   

       Câu 4 (0,25 điểm). Động lực tăng trưởng quan trọng nhất của công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức là ngành:  

       A. điện tử - tin học. 

       B. hóa chất.  

       C. chế tạo máy.     

       D. hàng không – vũ trụ.   

       Câu 5 (0,25 điểm). Ngành công nghiệp nào đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển ở Cộng hòa Liên bang Đức?

       A. điện tử - tin học.    

       B. hóa chất.      

       C. chế tạo máy.  

       D. hàng không – vũ trụ. 

       Câu 6 (0,25 điểm). Đặc điểm dân cư nào sau đây không đúng với khu vực Đông Nam Á?

       A. Số dân đông. 

       B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng tăng. 

       C. Cơ cấu dân số trẻ, một số quốc gia đang trong quá trình già hóa dân số.     

       D. Mật độ dân số cao. 

       Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải khi nói đến đặc điểm xã hội của các nước Đông Nam Á?

       A. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.     

       B. Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.  

       C. Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước tương đối đồng đều.   

       D. Đông Nam Á là nơi có sự xuất hiện của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo… 

       Câu 8 (0,25 điểm). Hoạt động dịch vụ nào đóng vai trò then chốt đối với tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.  

       A. Giao thông vận tải.  

       B. Tài chính ngân hàng.     

       C. Ngoại thương.     

       D. Du lịch. 

       Câu 9 (0,25 điểm). Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là: 

       A. làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 

       B. xuất khẩu thu ngoại tệ.      

       C. thay thế cây lương thực. 

       D. khai thác thế mạnh về đất đai và khí hậu.  

       Câu 10 (0,25 điểm). Các quốc gia nào sau đây là thành viên sáng lập ASEAN?

       A. In – đô – nê – xi – a, Việt Nam, Phi –lip – pin, Mi – an – ma và Ma – lai – xi – a.  

       B. Thái Lan, In – đô – nê – xi – a, Phi – líp – pin, Bru – nây và Ma – lai – xi – a.       

       C. Thái Lan, Việt Nam, Phi – lip – pin, Xin – ga – po và Bru – nây. 

       D. Thái Lan, In – đô – nê – xi – a, Phi – líp – pin, Xin – ga – po và Ma – lai – xi – a.   

       Câu 11 (0,25 điểm). Cơ quan hoạch địch chính sách cao nhất của ASEAN là: 

       A. Ban Thư kí ASEAN.  

       B. Cấp cao ASEAN.       

       C. Hội đồng Điều phối ASEAN.  

       D. Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN.   

       Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là thành tựu của ASEAN đạt được về lĩnh vực kinh tế?

       A. Trở thành khu vực kinh tế năng động.   

       B. Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.        

       C. Phân hóa về trình độ phát triển giữa các quốc gia.   

       D. Thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan trọng. 

       Câu 13 (0,25 điểm). Các mặt hàng xuất khẩu chính của khu vực Đông Nam Á là: 

       A. hàng nông sản, thủy sản, khoáng sản, dệt may….   

       B. máy móc, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.         

       C. hàng chế biến chế tạo, khoáng sản, hàng tiêu dùng, linh kiện…

       D. dầu mỏ, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hóa chất, ô tô… 

        Câu 14 (0,25 điểm). Tây Nam Á tiếp giáp với các biển là:  

       A. Biển Đen, biển Ca – xpi, Biển Đỏ, biển A – ráp, biển Địa Trung Hải. 

       B. Biển Đen, biển Đông, biển Gia – va, biển Ban – đa, Biển Chết.          

       C. Biển Bắc, Biển Đông, Biển Đỏ, biển Ca – xpi, biển Địa Trung Hải. 

       D. Biển A – ráp, biển Ca – xpi, biển Trung Hoa, biển An – đa – man, biển Ben – gan.  

        Câu 15 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình xã hội khu vực Tây Nam Á?  

       A. Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn.  

       B. Có phần lớn dân cư theo đạo Hồi.           

       C. Có các nền văn minh cổ đại rực rỡ.  

       D. Chênh lệch mức sống không cao. 

       Câu 16 (0,25 điểm). Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là: 

       A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.   

       B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.            

       C. xung đột dai dẳng giữa người Ả - rập và người Do Thái.   

       D. tranh giành đất đai và nguồn nước. 

     Câu 17 (0,25 điểm). Hoạt động ngoại thương nổi vật nhất của khu vực Tây Nam Á là: 

       A. xuất khẩu nông sản nhiệt đới.    

       B. nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên.             

       C. nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.    

       D. xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên. 

       Câu 18 (0,25 điểm). Nguyên nhân nào sau đây không gây ra tình trạng kinh tế phát triển thiếu ổn định ở khu vực Tây Nam Á?

       A. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào các điều kiện về tự nhiên.    

       B. Khác biệt về thể chế chính trị và chất lượng cuộc sông giữa các quốc gia.             

       C. Sự bất ổn về tình hình chính trị, xã hội trong khu vực.  

       D. Kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, trong khi thị trường biến động. 

      Câu 19 (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về kinh tế khu vực Tây Nam Á?

       A. Tốc độ tăng GDP liên tục tăng.    

       B. Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt lớn.             

       C. Quy mô GDP liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2020.    

       D. Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng.  

       Câu 20 (0,25 điểm). Năm 1960, tổ chức được thành lập ở khu vực Tây Nam Á có tên là:

       A. Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).     

       B. Hiệp hội các quốc gia Vùng Vịnh.              

       C. Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.     

       D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.   

       B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

       Câu 1 (2,5 điểm). 

       a) Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á. 

       b) Phân tích những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á. 

       Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, vì sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?  

       Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Sự ra đời của đồng tiền chung Ơ – rô là nước tiến mới cho sự kiên kết EU”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao? 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

D

D

C

A

B

C

C

D

D

 

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14 

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

C

A

A

D

A

D

B

B

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,5 điểm)

 a. Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.  

- Vị trí địa lí: 

+ Nằm ở phía đông nam châu Á. 

+ Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

+ Có vị trí là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô – xtrây – li – a. 

+ Tiếp giáp: 

  • Phía bắc tiếp giáp khu vực Đông Á. 
  • Phía tây tiếp giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben – gan. 
  • Phía đông tiếp giáp Thái Bình Dương. 
  • Phía Nam giáp Ô – trây – li – a và Ấn Độ Dương. 

 

 

 

 

0,5 điểm 

 - Phạm vi lãnh thổ: 

+ Bao gồm 11 quốc gia.

+ Gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.  

0,5 điểm  

b. Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội. 

- Thuận lợi:

+ Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô – xtrây – li – a, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế. 

+ Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt là có eo biển Ma – lắc – ca – là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Tây Nam Á đến Đông Á. 

+ Là nơi giao thoa các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc. 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm 

 

 

0,25 điểm

- Khó khăn: Chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, động đất, núi lửa, sóng thần, các vấn đề chủ quyền và an ninh quốc phòng bị ảnh hưởng. 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

 Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định vì: 

- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia điều nay gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở các nước. 

 

0,5 điểm

 

- Có sự tranh chấp, phức tạo về biên giới, đảo, vùng biển (đặc biệt là vấn đề Biển Đông) do nhiều nguồn nguyên nhân nên cần phải đòi hỏi ổn định để phát triển. 

 

0,5 điểm

- Là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa tạo nên các văn hóa, tôn giáo phong tục đa dạng nên cần có sự ổn định trong khu vực để không tạo cơ hội để các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ của khu vực. 

 

0,5 điểm 

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng ý với nhận định: “Sự ra đời của đồng tiền chung Ơ – rô là bước tiến mới của sự liên kết EU”.   

0,25 điểm 

Giải thích:

 Sự xuất hiện của đồng tiền chung Ơ – rô đã giúp cho: 

- Nâng cao sức mạnh cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. 

- Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. 

- Tạo thuận lợi cho chuyển vốn trong EU. 

- Đơn giản hóa công việc kế toán của doanh nghiệp đa quốc gia. 

 

 

0,75 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 

Bài 9. Liên minh châu Âu – Một liên kết kinh tế khu vực lớn

2

   

1

  

1

3

1

1,75

Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

2

       

2

0

0,5

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 

Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

 

1/2 

(C1 ý a)

2

1/2 

(C1 ý b)

    

2

1

3,0

Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á 

2

       

2

0

0,5

Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2

 

1

  

1

  

3

1

2,25

Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á

1

       

1

0

0,25

KHU VỰC TÂY NAM Á

Bài 15. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

1

 

1

 

1

   

3

0

0,75

Bài 16. Kinh tế khu vực Tây Nam Á

1

 

2

     

3

0

0,75

Bài 17. Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu khí của khu vực Tây Nam Á

1

       

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

12

1

6

1

2

1

0

1

20

3

10,0

Điểm số

3,0

1,0

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 

1. Liên minh châu Âu – Một liên kết kinh tế khu vực lớn

Nhận biết

- Nhận biết cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định của các ủy ban EU. 

- Nhận biết các lĩnh vực EU tập trung đầu tư nhiều. 

1

 

 

1

 

C1

 

 

C2

 

Thông hiểu

     

Vận dụng

Tìm hiểu vấn đề gây trở ngại lớn nhất đến việc phát triển EU.  

1

 

C3

 

Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích.  

 

1

 

C3

(TL)

2. Thực hành: Viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

Nhận biết

- Nhận biết ngành là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. 

- Nhận biết ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển Cộng hòa Liên bang Đức. 

1

 

 

 

 

 

1

 

C4

 

 

 

 

 

C5

 

Thông hiểu 

     

Vận dụng

     

Vận dụng cao 

     

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

3. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á. 

 

1/2

 

C1

(Ý1 )

Thông hiểu

- Nêu và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế của khu vực. 

- Tím ý không đúng khi nói đến đặc điểm dân cư khu vực đông Nam Á 

- Tím ý không đúng khi nói về đặc điểm xã hội của các nước Đông Nam Á. 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

1/2

 

 

 

 

 

C6

 

 

 

C7

C1

(Ý2)

Vận dụng     
Vận dụng cao     

4. Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Nhận biết

- Nhận biết hoạt động dịch vụ nào đóng vai trò then chốt đối với tất cả các nước khu vực Đông Nam Á. 

- Nhận biết mục đích trồng các cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á. 

1

 

 

 

 

1

 

C8

 

 

 

 

C9

 
Thông hiểu     
Vận dụng     
Vận dụng cao     

5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Nhận biết

- Nhận biết các quốc gia là thành viên sáng lập ASEAN. 

- Nhận biết cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. 

 

1

 

1

 

 

C10

 

C11

 
Thông hiểu 

Tìm ý không đúng khi nói về thành tựu ASEAN đạt được về lĩnh vực kinh tế. 

1

 

C12

 
Vận dụng

Lí giải tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định. 

 

1

 

C2

Vận dụng cao      

6. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á

Nhận biết

Nhận biết các mặt hàng xuất khẩu chính của khu vực Đông Nam Á. 

1

 

C13

 
Thông hiểu      
Vận dụng     
Vận dụng cao     

KHU VỰC TÂY NAM Á

7. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Nhận biết 

Nhận biết Tây Nam Á giáp với các biển. 

1

 

C14

 
Thông hiểu 

Tìm ý không đúng khi nói về tình hình xã hội khu vực Tây Nam Á. 

1

 

C15

 
Vận dụng

Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á. 

1

 

C16

 
Vận dụng cao      

8. Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Nhận biết

Nhận biết nét nổi bật của hoạt động ngoại thương nổi bật của khu vực Tây Nam Á. 

1

 

C17

 
Thông hiểu 

- Tìm ý không đúng khi nói về nguyên nhân gây ra tình trạng kinh tế phát triển thiếu ổn định ở khu vực Tây Nam Á. 

- Tìm ý đúng khi nói về kinh tế khu vực Tây Nam Á. 

1

 

 

 

1

 

C18

 

 

 

C19

 
Vận dụng     
Vận dụng cao      

9. Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu khí của khu vực Tây Nam Á

Nhận biết 

Nhận biết tổ chức được thành lập ở khu vực Tây Nam Á năm 1960. 

    
Thông hiểu      
Vận dụng     
Vận dụng cao     
Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 địa lí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com