Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 11 kết nối (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng

A. 21 triệu km2. B. 22 triệu km2.C. 20 triệu km2. D. 23 triệu km2.

Câu 2. WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Liên minh châu Âu.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Câu 3. Cơ cấu kinh tế là tập hợp

A. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế. B. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.

C. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế. D. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.

Câu 4. Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 5. Liên hợp quốc được thành lập vào năm nào?

A. 1995. B. 1944. C. 1989. D. 1945.

Câu 6. Một trong các mục tiêu hoạt động của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là

A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

B. Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

C. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời các các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.

D. Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.

Câu 7. Ngành đóng góp nhiều nhất trong GDP là

A. nông, lâm nghiệp và thủy sản. B. công nghiệp và xây dựng.

C. dịch vụ. C. thuế sản phẩm.

Câu 8. Câu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm xã hội của các nước đang phát triển?

A. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp.

B. Phần lớn có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hóa.

C. Độ thị hóa diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị cao.

D. Điều kiện giáo dục, y tế tốt, dễ tiếp cận.

Câu 9. Quốc gia nào dưới đây có GDP/người ở mức cao?

A. Ấn Độ. B. Hoa Kỳ. C. Bra-xin. D. LB Nga.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu.

B. Tăng nhanh thương mại quốc tế.

C. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.

D. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.

Câu 11. Cơ cấu GDP khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp. B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường.

C. Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. D. Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp.

Câu 12. Giải pháp nào không đúng để đảm bảo an ninh năng lượng?

A. Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo.

B. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.

C. Các quốc gia phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề năng lượng.

D. Thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng…

Câu 13. Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ La tinh là

A. phát triển ổn định và tự chủ. B. xuất khẩu hàng công nghiệp.

C. có tốc độ tăng trưởng cao. D. tốc độ phát triển không đều.

Câu 14. Việt Nam không nằm trong tổ chức nào sau đây?

A. UN. B. EU. C. WTO. D. IMF.

Câu 15. Nhờ lợi thế nào giúp cho Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu dừa và hạt điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu tiêu và quế đứng thứ hai thế giới?

A. Lợi thế về điều kiện tự nhiên và khí hậu. 

B. Lợi thế về nguồn lao động.

C. Lợi thế về ưu đãi từ các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

D. Lợi thế về vị trí địa lí và vùng biển.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ Latinh?

A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.

C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 17. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không do nguyên nhân nào sau đây?

A. Sự phát triển kinh tế không đều của các khu vực.

B. Những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội.

C. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển khi liên kết.

D. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu hóa.

Câu 18. Người dân ở nhóm nước phát triển thường có tuổi thọ trung bình cao hơn ở nhóm nước đang phát triển do

A. chủ yếu ăn thức ăn nhanh. B. chất lượng cuộc sống cao.

C. nguồn gốc gen di truyền. D. chế độ phúc lợi xã hội tốt.

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ La tinh?

A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.

C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 20. Vì sao Liên Hợp Quốc vẫn coi Qatar - một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới (năm 2020 ở mức gần 56 nghìn USD) là một nền kinh tế đang phát triển?

A. Vì quốc gia này không có rừng, phần lớn diện tích là sa mạc.

B. Vì phần lớn dân số quốc gia này là người nhập cư.

C. Vì quốc gia này có sự bất bình đẳng về thu nhập trong các nhóm dân cư.

D. Vì giá xăng của quốc gia này rẻ (khoảng 0,5 USD/lít năm 2020).

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1(2,0 điểm) Trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

Câu 2. (3,0 điểm)

a. (1,5 điểm) Trình bày ảnh hưởng vị trí địa lí đến kinh tế khu vực Mỹ La tinh.

b. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH NĂM 2010 VÀ 2020

(Đơn vị: %)

          GDP

Năm

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

4,7

29,1

55,7

10,5

2020

6,5

28,3

60,3

4,9

 

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và năm 2020.

- Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP trên.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

A

A

A

D

B

C

B

B

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

C

D

D

B

A

A

D

B

A

C

 

 B. PHẦN TỰ LUẬN(5,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế:

- Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Tạo ra sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. 

- Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

- Gia tăng sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 2

a. Ảnh hưởng của vị trí địa lí:

- Thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới.

- Kênh đào Pa-na-ma có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế và giao thương.

- Khu vực Bắc Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và nơi cung cấp nguồn đầu tư quan trọng cho các nước Mỹ La tinh.

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

b.

- Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH NĂM 2010 VÀ 2020

(Đơn vị: %)

Dựa vào bảng 7.4, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La-tinh  (ảnh 1)

- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và 2020 có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và ngành nông – lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng.

+ Ngành dịch vụ tăng tỉ trọng từ 55,7% lên 60,3%, tăng 4,6%.

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng tỉ trọng từ 4,7% lên 6,5%, tăng nhẹ 1,8%.

+ Ngành công nghiệp xây dựng giảm tỉ trọng từ 29,1% xuống 28,3%, giảm 0,8%.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm hơn một nửa từ 10,5% xuống 4,9%, giảm 5,6%.

 

 

1 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế 

 

Câu 1

1

 

1

   

2

1

2,5

Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

3

 

2

   

1

 

6

 

1,5

Khu vực Mỹ La tinh

2

 

2

Ý 1, câu 2

1

Ý 2, câu 2

1

Ý 3, câu 2

6

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

8

 

6

   

2

 

20

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

1,5

1,0

1,0

0,5

0,5

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Nhận biết

- Chỉ ra khái niệm các chỉ tiêu phân chia các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Chỉ ra ngành đóng góp nhiều nhất trong GDP.

- Chỉ ra đặc điểm về xã hội của các nước.

 

3

 

 

C3

 

 

C7

 

C8

Thông hiểu

Chỉ ra được quốc gia có GDP cao nhất

 

1

 

C9

Vận dụng

- Giải thích nguyên nhân nhóm nước phát triển có tuổi thọ trung bình cao hơn các nước đang phát triển.

- Giải thích vì sao Liên hợp quốc vẫn coi Qatar - một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới là một nền kinh tế đang phát triển.

 

2

 

C18

 

 

 

 

 

C20

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế 

Nhận biết

- Trình bày được hệ quả toàn cầu hóa kinh tế.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Chỉ ra biểu hiện không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

 

1

 

C10

Vận dụng

Giải thích được lợi thế nào giúp Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dừa và hạt điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu tiêu và quế đứng thứ hai thế giới.

 

1

 

C15

Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Nhận biết

- Nhận biết một số tổ chức quốc tế và khu vực.

- Nhận biết năm thành lập của các tổ chức.

- Nhận biết được mục tiêu của các tổ chức.

 

3

 

C2

 

C5

 

C6

Thông hiểu

- Chỉ ra giải pháp cho một số vấn đề an ninh toàn cầu.

- Chỉ ra được Việt Nam thuộc tổ chức nào.

 

2

 

C12

 

C14

Vận dụng

Giải thích được nguyên nhân các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành.

 

1

 

C17

Khu vực Mỹ La tinh

Nhận biết

- Xác định được vị trí, địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh.

 

2

 

C1

C4

Thông hiểu

- Chỉ ra được cơ cấu GDP khu vực Mỹ La tinh chuyển dịch theo hướng nào.

- Chỉ ra được đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ La tinh.

- Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh.

1 ý

2

C2a

C11

 

 

 

 

C13

Vận dụng

- Chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu Mỹ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị cao.

- Chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu làm tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ La tinh.

- Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và 2020, so sánh nhận xét.

2 ý

2

C2b

C16

 

 

C19

Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 1 địa lí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com