Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 11 kết nối (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. GNI được tính bằng

A. tổng thu nhập quốc gia chia cho số dân của một nước.

B. thuế nhập khẩu chia cho trị giá nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành.

C. tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành cộng với thuế sản phẩm.

D. tiêu dùng cuối cùng cộng với tích lũy tài sản.

Câu 2. Nước nào sau đây có nền kinh tế - xã hội đang phát triển?

A. Nhật Bản. B. Hàn Quốc. C. I - xra - en. D. Bra - xin.

Câu 3. Câu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm xã hội của các nước phát triển?

A. Chất lượng cuộc sống ở nhiều mức: cao, trung bình, thấp.

B. Điều kiện giáo dục tốt, dễ tiếp cận.

C. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

D. Phần lớn có cơ cấu dân số trẻ.

Câu 4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là

A. UN. B. APEC. C. IMF. D. WTO.

Câu 5. Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập vào năm nào?

A. 1995. B. 1944. C. 1989. D. 1945.

Câu 6. Một trong các mục tiêu hoạt động của Tổ chức thương mại Thế giới là

A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

B. Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

C. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời các các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.

D. Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.

Câu 7. Năm 2020, khu vực Mỹ La tinh đóng góp khoảng

A. 6% vào GDP của thế giới. B. 8% vào GDP của thế giới.

C. 5% vào GDP của thế giới. D. 7% vào GDP của thế giới.

Câu 8. Thế mạnh trong nông nghiệp của Mỹ La tinh là

A. cây lương thực. B. cây ăn quả. 

C. cây công nghiệp. D. cây cảnh.

Câu 9. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Mỹ La tinh có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD?

A. Bra-xin. B. Chi-lê. C. Ac-hen-ti-na. D. Ê-cua-đo.

Câu 10. Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ La tinh là

A. phát triển ổn định và tự chủ. B. xuất khẩu hàng công nghiệp.

C. có tốc độ tăng trưởng cao. D. tốc độ phát triển không đều.

Câu 11. Giải pháp nào giúp đảm bảo an ninh lương thực?

A. Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo.

B. Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho các khu vực mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

C. Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Liên hợp quốc,... trong việc đàm phán, hợp tác, phân phối năng lượng.

D. Hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống tấn công mạng và tội phạm mạng.

Câu 12. Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thị trường chung Nam Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 13. Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?

A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế.

B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

C. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

Câu 14. Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là

A. Bắc Âu, Bắc Mỹ. B. Đông Á, Tây Nam Á.

C. Bắc Mỹ, Trung Mỹ. D. Tây Phi, Đông Phi.

Câu 15. Chọn phương án sai. Vì sao chỉ số HDI ở các nước đang phát thấp hơn các nước phát triển?

A. Vì chất lượng y tế thấp hơn các nước phát triển.

B. Vì chất lượng giáo dục thấp hơn các nước phát triển.

C. Vì chất lượng cuộc sống thấp hơn các nước phát triển.

D. Vì diện tích lãnh thổ thấp hơn các nước phát triển.

Câu 16. Vì sao các nước phát triển ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng GDP cao hơn các nước đang phát triển?

A. Vì chỉ số HDI ở các nước đang phát triển thấp hơn.

B. Vì thu nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển cao hơn.

C. Vì cơ cấu kinh tế đang có xu hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.

D. Vì tỉ lệ tăng tự nhiên dân số ở các nước phát triển đang có xu hướng tăng.

Câu 17. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước ta đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 18. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới năm 2020 là hơn 400 triệu Tê - ra - jun (TJ), trong đó năng lượng hóa thạch chiếm 64,8%. Dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 24%  vào năm 2050 so với năm 2020. Chúng ta cần là gì để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng?

A. Hạn chế xả rác ra ao, hồ, sông.... B. Tránh phát tán thông tin sai lệch.

C. Sử dụng tiết kiệm điện. D. Sử dụng thực phẩm sạch.

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ La tinh?

A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.

C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 20. Mỹ Latinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc do

A. nguồn lương thực lớn và khí hậu lạnh. B. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.

C. nguồn thức ăn công nghiệp phong phú. D. ngành công nghiệp chế biến phát triển.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1(2,0 điểm) Trình bày ảnh hưởng toàn cầu hóa kinh tế đến các nước trên thế giới.

Câu 2. (3,0 điểm)

a. (1,5 điểm) Trình bày sự khác biệt về xã hội của các nhóm nước.

b. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2020

(Đơn vị: %)

          GDP

Nước

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Đức

0,7

36,5

63,3

9,5

Hoa Kỳ

0,9

18,4

80,1

0,6

Bra - xin

5,9

17,7

62,8

13,6

Việt Nam

12,7

36,7

41,8

8,8

 

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của một số nước năm 2020.

- Nhận xét về sự khác biệt cơ cấu GDP trên.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

D

B

B

B

D

A

C

A

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

A

B

D

D

A

B

C

A

B

       B. PHẦN TỰ LUẬN(4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đến các nước trên thế giới:

- Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,...

- Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ…) cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước; gây ra các vấn đề môi trường, rác thải, đặc biệt rác thải nhựa.

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 2

a. 

Tiêu chí

Nước phát triển

Nước đang phát triển

Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân sốThấpĐang có xu hướng giảm nhưng một số nước vẫn còn cao
Cơ cấu dân sốGiàPhần lớn có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hóa
Đô thị hóaDiễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị caoTốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao
Chất lượng cuộc sốngCaoỞ nhiều mức: cao, trung bình, thấp
Điều kiện giáo dục, y tếTốt, dễ tiếp cậnĐang tăng lên và được cải thiện

 

 

Mỗi ý đúng 0,15 điểm

b.

- Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2020

(Đơn vị: %)

Biểu đồ

- Nhận xét: Nhìn chung các nước có ngành công nghiệp và xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của cả nước, đặc biệt là ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất cho GDP.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở các nước đang phát triển có GDP cao hơn các nước phát triển, trong đó Việt Nam cao nhất là 12,7% cao hơn so với Đức 12% do nhiều nguyên nhân như truyền thống, con người, điều kiện thời tiết…

+ Công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu GDP, trong đó Việt Nam (36,7%) đang có tỉ trọng cao nhất chứng tỏ sự chuyển đổi tích cực về mặt kinh tế của các nhóm nước đang phát triển.

+ Ngành dịch vụ là ngành đang được các nước chú trọng và quan tâm, đặc biệt là ở các nước phát triển như Hoa Kì (80,1%), Đức (63,3%), trong đó Việt Nam thấp nhất (41,8%) nhưng cũng là ngành đóng góp nhiều nhất cho GDP cả nước.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm vẫn còn cao ở các nước đang phát triển, cao nhất là Bra - xin (13,6%), đặc biệt trong nhóm nước phát triển thì Đức cao ngang với các nước đang phát triển (9,5%), Hoa Kì thấp nhất với 0,6%.

 

 

1 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

3

 

1

Ý 1, câu 2

2

Ý 2, câu 2

 

Ý 3, câu 2

6

1

4,5

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế 

 

Câu 1

1

 

1

   

2

1

2,5

Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

3

 

2

   

1

 

6

 

1,5

Khu vực Mỹ La tinh

2

 

2

 

1

 

1

 

6

 

1,5

Tổng số câu TN/TL

8

 

6

   

2

 

20

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

1,5

1,0

1,0

0,5

0,5

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Nhận biết

- Chỉ ra khái niệm các chỉ tiêu phân chia các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Chỉ ra được nước phát triển.

- Chỉ ra đặc điểm về xã hội của các nước.

 

3

 

C1

 

 

C2

 

 

C3

Thông hiểu

- Chỉ ra được khu vực có tuổi thọ trung bình thấp nhất.

- Sự khác biệt về xã hội giữa các nước

Ý 1

1

C2

C14

Vận dụng

- Giải thích vì sao chỉ số HDI ở các nước đang phát triển thấp hơn

- Giải thích vì sao các nước phát triển ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng GDP cao hơn các nước đang phát triển.

- Vẽ biểu đồ so sánh cơ cấu GDP giữa các nước và nhận xét

Ý 2, 3

2

C2

C15

 

 

C16

 

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế 

Nhận biết

Trình bày được ảnh hưởng toàn cầu hóa kinh tế đến các nước trên thế giới.

1

 

C1

 

Thông hiểu

Chỉ ra hệ quả không phải của khu vực hóa kinh tế.

 

1

 

C13

Vận dụng

Chỉ ra được cơ hội thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

 

1

 

C17

Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Nhận biết

- Nhận biết một số tổ chức quốc tế và khu vực.

- Nhận biết năm thành lập của các tổ chức.

- Nhận biết được mục tiêu của các tổ chức.

 

3

 

C4

 

C5

 

C6

Thông hiểu

- Chỉ ra giải pháp cho một số vấn đề an ninh toàn cầu.

- Chỉ ra được tổ chức có nhiều quốc gia ở nhiều châu lục khác nhau tham gia nhất.

 

2

 

C11

 

C12

Vận dụng

Liên hệ an ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới.

 

1

 

C18

Khu vực Mỹ La tinh

Nhận biết

- Chỉ ra được khu vực Mỹ La tinh đóng góp bao nhiêu GDP thế giới (năm 2020).

- Chỉ ra thế mạnh trong nông nghiệp của khu vực Mỹ La tinh.

 

2

 

C7

 

 

C8

Thông hiểu

- Chỉ ra được quốc gia ở khu vực Mỹ La tinh có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD.

- Chỉ ra được đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ La tinh.

 

2

 

C9

 

C10

Vận dụng

- Chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu Mỹ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh.

- Giải thích lí do Mỹ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

 

2

 

C19

 

 

C20

Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 1 địa lí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net