A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, khoản chi thiết yếu là gì?
Những khoản tiêu dùng mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống.
Những khoản tiêu dùng mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tối đa cho cuộc sống.
Những khoản tiêu dùng mà mỗi cá nhân thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống.
Những khoản tiêu dùng mà mỗi hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là bước đầu tiên cần thực hiện trong khi lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với tài chính gia đình?
Phân bổ chi tiêu theo nhu cầu mỗi người.
Tính tổng chi của các thành viên trong gia đình.
Liệt kê các khoản thu và chi của gia đình.
Đặt ra mức chi tiêu tối đa cho mỗi thành viên.
Câu 3 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?
Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết.
Ghi chép các khoản thu chi.
Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra.
Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thích.
Câu 4 (0,5 điểm). Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được ví với điều gì ?
Cánh tay vươn dài của Đảng cộng sản Việt Nam.
Cánh tay vươn dài của nhà nước.
Cánh tay nối dài của Đảng cộng sản Việt Nam.
Cánh tay nối dài của nhà nước.
Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về bước đầu tiên khi hợp tác với các bạn trong việc xây dựng và thực hiện hoạt động phát triển nhà trường?
Cùng nhau giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.
Phân công công việc cụ thể và phù hợp với năng lực của các thành viên.
Thảo luận và thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện hoạt động phát triển nhà trường.
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý có thể nêu ra khi đề xuất một hoạt động phát triển nhà trường?
Tên hoạt động.
Nội dung của hoạt động.
Lợi nhuận hoạt động đem lại.
Hình thức thực hiện.
Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải thực hiện tiết kiệm chi tiêu cho gia đình?
Luôn theo dõi mức độ chi tiêu.
Tiết kiệm sử dụng các thiết bị điện, nước hàng ngày.
Chỉ mua những thứ thật cần thiết.
Mua sắm đồ quảng cáo, tiếp thị hấp dẫn.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải một cách giải quyết khó khăn khi lựa chọn nội dung trong hợp tác xây dựng hoạt động phát triển nhà trường?
Khảo sát bằng phiếu hỏi.
Cùng bàn bạc, thống nhất lựa chọn chủ đề theo tiêu chí đã đặt ra.
Dựa trên ý kiến của các thành viên để tổng hợp lại và thực hiện tất cả các nội dung.
Trao đổi, xác định tiêu chí lựa chọn chủ đề phù hợp mục tiêu và khả năng thực hiện.
Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân?
Thay đổi kế hoạch theo sự chuyển biến của nhu cầu mua sắm.
Cất giữ riêng khoản cần thiết kiệm được theo tuần, quý...
Chỉ chi tiêu trong khoản sẵn sàng chi.
Xác định số liệu tổng khoản thu và cần tiết kiệm.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách để giải quyết các ý kiến khác nhau trong hợp tác xây dựng hoạt động phát triển nhà trường?
Bầu chọn nhóm trưởng để điều hành.
Lắng nghe, tiếp thu, không đưa ra nhận định về các ý kiến.
Biểu quyết cho những nội dung phù hợp và dựa trên số đông ý kiến đồng thuận.
Phân tích khách quan các ý kiến đưa ra, ghi nhận các ý kiến.
Câu 11 (0,5 điểm). Hà xem quảng cáo về sản phẩm bút đọc cho học sinh. Hà ngỏ ý muốn mẹ mua cho mình theo số điện theo trên trong quảng cáo trên tivi. Mẹ hứa sẽ xem xét giá của sản phẩm ở các cửa hàng khác rồi sẽ mua cho Hà. Mẹ Hà có phải người tiêu dùng thông thái không?
Mẹ Hà đã thực hiện việc mua bán trực tiếp, không qua trung gian trên các quảng cáo.
Mẹ Hà đã lựa chọn được sản phẩm tốt hơn so với sản phẩm có trong quảng cáo.
Mẹ Hà đã thực hiện việc tham khảo chất lượng, giá cả giữa các cửa hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng.
Mẹ Hà đã quyết định mua cho Hà chiếc bàn học nhưng cần có sự chuẩn bị về kinh tế của gia đình.
Câu 12 (0,5 điểm). Giúp học sinh có kĩ năng tham gia lao động để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là mục tiêu của hoạt động phát triển nhà trường nào?
Phát triển văn hóa đọc.
Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Học tập, rèn luyện vì một tương lai tươi sáng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Em nghe thấy bố mẹ trao đổi về việc chuẩn bị mừng thọ ông bà
- Tình huống 2: Em thấy bố rất bức xúc sau khi nói chuyện với ai đó qua điện thoại về công việc.
- Tình huống 3: Dạo này em thấy em gái em có vẻ mặt buồn bã và hay ngồi một mình.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách giải quyết vấn đề khó khăn khi tham gia hợp tác với các bạn trong việc xây dựng thực hiện hoạt động phát triển nhà trường và cách giải quyết những khó khăn:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)