A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là điểm mạnh trong học tập và cuộc sống?
Học tốt môn Toán
Rụt rè
Sợ phát biểu trước đám đông
Thiếu chủ động trong học tập
Câu 2 (0,5 điểm). Em sẽ làm gì khi thấy một bạn mới đến lớp không thể hòa đồng được với các bạn?
Không quan tâm
Khuyên bạn nên đổi lớp
Tạo ra cơ hội để bạn được gần gũi với mọi người trong lớp
Xem bạn có khuyết điểm gì để trêu làm vui cả lớp
Câu 3 (0,5 điểm). Việc làm nào sau đây không giúp chúng ta xây dựng tình bạn?
thường xuyên trò chuyện với bạn
có khúc mắc thì thẳng thắn giải quyết với nhau
giải quyết vấn đề mang tính chất ép buộc
chủ động đối diện và thiện chí
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là cách làm chủ mối quan hệ với bạn bè trên các trang mạng xã hội?
Chỉ kết bạn với người lạ
Không chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm, thông tin sai lệch
Bình luận bừa bãi các bài viết trên mạng xã hội
Tiếp xúc với những người có ý đồ xấu
Câu 5 (0,5 điểm). Chỉn chu là biểu hiện của nét riêng gì?
Ngoại hình
Phong cách
Tính cách
Sở thích
Câu 6 (0,5 điểm). Để khắc phục tính rụt rè, nhút nhát của bản thân, em phải làm gì?
Ít chia sẻ cảm xúc với người khác
Tham gia nhiều hội đua xe, kết bạn giao lưu
Tham gia nhiều hoạt động tập thể ở trường
Không chủ động thực hiện các chương trình cộng đồng mà mình thấy không tự tin
Câu 7 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.
Bực tức và bắt đầu chửi mắng vì bạn bùng hẹn
Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được
Nghỉ chơi với nhau
Mặc kệ không quan tâm bạn nữa
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải điểm mạnh của học sinh trong học tập?
Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học
Quay cóp trong giờ kiểm tra
Tích cực giơ tay phát biểu
Nghiêm túc trong thi cử
Câu 9 (0,5 điểm). Nhận ra điểm yếu của mình sẽ giúp ích điều gì?
Học cách cải thiện, thay đổi điểm yếu
Ỷ lại vào điểm yếu để cho phép bản thân phạm lỗi
Để cảm thấy xấu hổ, tự ti
Thất vọng hơn về bản thân
Câu 10 (0,5 điểm). Sang lớp 11, lớp của T thay đổi giáo viên dạy môn Vật lí. Thầy giáo có phương pháp dạy khác hơn so với giáo viên lớp 10. Ngoài ra, thầy còn đòi hỏi học sinh phải tự học, vận dụng kiến thức để giải thích được những hiện tượng trong thực tiễn. T cảm thấy khó khăn với sự thay đổi này. Nếu là T, em sẽ làm gì để thích ứng với cách dạy mới của thầy?
Phản ánh lại cách dạy của thầy không phù hợp
Tích cực lắng nghe, hỏi lại thầy những chỗ chưa nắm bắt kịp để hiểu bài
Lắng nghe, chỗ nào hiểu thì hiểu, không hiểu thì bỏ qua
Yêu cầu nhà trường đổi lại giáo viên
Câu 11 (0,5 điểm). Khi em bị công kích trên mạng xã hội với những lời nói chê bai, em sẽ làm gì để quản lí cảm xúc của mình?
Hít thở sâu và điều hòa cơn tức giận của mình
Công kích lại người đã làm mình tức giận
Thể hiện nỗi thất vọng phù hợp với bối cảnh
Bày tỏ sự tức giận, đập phá đồ đạc
Câu 12 (0,5 điểm). Yến là người con ngoan, trò giỏi. Do vậy, bố mẹ rất tự hào và thường lấy Yến để nêu gương cho em trai. Chính vì thế, em trai tỏ ra xa lánh Yến và ít khi tâm sự với bố mẹ. Nếu là Yến, em sẽ làm gì?
Em sẽ khuyên em trai nên cố gắng để được như mình.
Em sẽ không quan tâm em trai, cũng chỉ vì ghen tị với mình nên mới tỏ thái độ như vậy.
Em sẽ coi thường em trai, đã kém hơn mình rồi còn không biết phấn đấu.
Em sẽ an ủi em hãy cùng cố gắng học tập, nói với bố mẹ không so sánh để em trai bị tủi thân.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện việc làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè ở các tình huống sau:
- Tình huống 1: Ngọc và Tuấn cùng trong một nhóm bạn thân. Tuấn là cán bộ lớp nên giờ sinh hoạt được cô giáo giao nhiệm vụ tổng kết các hoạt động thi đua trong tuần. Tuấn có nhắc nhở một số bạn tuần vừa rồi chưa thực hiện nghiêm túc quy định mặc đồng phục của trường, trong đó có Ngọc. Ngọc rất bức xúc vì cho rằng bạn bè không biết bảo vệ, bênh vực nhau nên nhất quyết đòi các bạn cho Tuấn ra khỏi nhóm.
- Tình huống 2: Bảo đăng lên mạng xã hội một tấm hình chụp từ đằng sau cùng lời lẽ chê bai ngoại hình và kết quả học tập của Dương. Dương rất sốc, tức giận, buồn và òa khóc. Sau đó, Dương bình tĩnh lại và quyết định không đôi co trên mạng xã hội khiến mọi việc căng thẳng hơn. Dương nhắn riêng cho Bảo để trao đổi thẳng thắn và đề nghị cùng nhau giải quyết vấn đề.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)