Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 Chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Đối lập với sự tự tin là gì?

  1. Tự trọng

  2. Trung thực

  3. Tiết kiệm

  4. Tự ti, mặc cảm

     Câu 2 (0,5 điểm). Khi bạn làm điều mình không thích, em nên?

  1. Bình tĩnh, nhường nhịn, luôn nhìn về mặt tích cực của bạn

  2. Tranh cãi với bạn

  3. Cáu gắt với bạn

  4. Không quan tâm bạn làm gì

     Câu 3 (0,5 điểm). Em nên làm gì để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

  1. Bình luận theo cảm tính

  2. Không chọn lọc thông tin trước khi đăng trên trang cá nhân

  3. Chia sẻ thông tin chưa được xác thực

  4. Không kết bạn với những tài khoản có hành vi và lời nói thiếu chuẩn mực

     Câu 4 (0,5 điểm). Để giữ gìn và phát triển tình bạn, cần phải làm gì?

  1. Lạc quan, yêu thương nhau

  2. Thẳng thắn mọi chuyện với nhau

  3. Im lặng khi có chuyện

  4. Chân thành, tôn trọng lẫn nhau

     Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là trường hợp thể hiện sự tự tin trong các tình huống?

  1. Minh rụt rè, không hay phát biểu ý kiến trong giờ học.

  2. Sơn từ chối giúp đỡ bạn bè trong lớp hoàn thành bài thuyết trình.

  3. Thủy luôn chủ động hướng dẫn các bạn yếu môn Toán trong lớp làm bài tập bổ trợ.

  4. Kiên trốn học vì sợ hôm nay cô kiểm tra bài cũ tới lượt mình.

     Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?

  1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường

  2. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.

  3. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.

  4. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.

     Câu 7 (0,5 điểm). Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  1. Không nên giao tiếp với nhiều bạn

  2. Kì thị sự khác biệt

  3. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn

  4. Giữ khoảng cách với thầy cô

     Câu 8 (0,5 điểm). Nhân vật nào sau đây thể hiện tính không tự tin trong học tập?

  1. T luôn năng nổ trong các giờ học thể dục.

  2. G xóa đáp án của mình và chép đáp án của bạn trong giờ kiểm tra.

  3. Y luôn giơ tay phát biểu thể hiện quan điểm của mình trong mỗi tiết Văn.

  4. V luôn tự tin thể hiện tài năng bản thân trong giờ âm nhạc.

     Câu 9 (0,5 điểm). Bố mẹ Liên chuyển hướng kinh doanh nên cả gia đình đến thị trấn ở một tỉnh khác để sinh sống. Liên cảm thấy lo lắng khi chuyển đến học tập và làm quen với các bạn ở ngôi trường mới. Nếu là Liên, em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ cởi mở, kết bạn và hòa hợp với các bạn, thầy cô để thích ứng nhanh với môi trường học mới

  2. Sợ hãi vì không thể làm quen với cuộc sống mới, môi trường mới

  3. Không chơi với ai và muốn quay về trường cũ

  4. Buồn bã và không muốn đi học, ngại tiếp xúc với các bạn mới

     Câu 10 (0,5 điểm). Để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh chúng ta cần làm gì?

  1. Làm việc gì mình giỏi, việc khó thì bỏ qua

  2. Rèn luyện hàng ngày, trau dồi kiến thức

  3. Theo thời gian điểm mạnh và điểm yếu sẽ tự khắc phục nên không cần làm gì

  4. Phô trương tài năng, không nhìn nhận điểm yếu của mình

     Câu 11 (0,5 điểm). Theo em, Linh nên ứng xử như thế nào trong tình huống sau: Em gái Linh đã tan học lâu rồi nhưng chưa về nhà.

  1. Linh nên quát mắng em để em biết lỗi của mình

  2. Báo với bố mẹ để xử phạt em

  3. Nhẹ nhàng hỏi thăm em lí do về muộn, nhắc nhở lần sau nên báo cho gia đình 

  4. Không quan tâm, đó là việc riêng của em

     Câu 12 (0,5 điểm). Tối qua, bố về muộn, để cả nhà phải đợi cơm quá lâu. Bố cũng không gọi điện báo cho cả nhà, khiến mẹ rất tức giận. Em sẽ làm gì để giải quyết mâu thuẫn này?

  1. Giận bố vì bố không báo cho cả nhà, khiến ai cũng phải đợi

  2. Nói chuyện với bố, bảo bố nên báo trước với gia đình để mọi người không phải đợi

  3. Không quan tâm, đó là chuyện người lớn giải quyết

  4. Trách bố vì để cả nhà phải đợi cơm quá lâu

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện ứng xử, điều chỉnh cảm xúc của bản thân  hợp lí ở các tình huống sau:

      - Tình huống 1: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên H và hai bạn nam tên M và Q. Gần đây, H thể hiện thân thiện với M hơn. Q cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu là Q em nên làm gì?

      - Tình huống 2: Đi học về muộn, bố hỏi K: Hôm nay con lại đi chơi đâu mà về muộn thế? Nghe thấy vậy, K bức xúc nói: “Tại sao bố mẹ lúc nào cũng nghĩ con đi chơi là sao, con còn bao nhiêu việc khác chứ”. K vùng vàng bỏ vào phòng, đóng sập cửa lại. Nếu là K, em nên làm gì?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân mà em biết.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

D

A

D

D

B

A

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

C

B

A

B

C

B

 

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thể hiện ứng xử, điều chỉnh cảm xúc của bản thân  hợp lí ở các tình huống:

- Tình huống 1: 

+ Nếu là Q, em nên trò chuyện với H để hiểu rõ hơn về tình bạn giữa cô ấy và M. Em có thể thể hiện sự quan tâm đến H và thảo luận cùng cô ấy về tình bạn của họ. 

+ Đồng thời, em cũng có thể tìm cách thể hiện sự quan tâm đến M và tạo mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bạn bằng cách tặng quà, tổ chức một buổi đi chơi hay mời cả hai bạn đến nhà để ăn tối.

- Tình huống 2: Nếu là K, em nên bình tĩnh và lắng nghe ý kiến của bố. Sau đó, em có thể giải thích rõ ràng cho bố hiểu lý do vì sao em về muộn và cũng nên xin lỗi vì đã làm bố lo lắng. Em có thể thể hiện sự trách nhiệm và cam kết sẽ không để bố mẹ lo lắng về mình nữa.





1,5 điểm








1,5 điểm



Câu 2 

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân:

Gợi ý:

- Câu chuyện phấn đấu, nỗ lực của Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc: Ra đi với hai bàn tay trắng, phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống (phụ bếp, cào tuyết, viết báo…); khả năng tự học ngoại ngữ…

- Câu chuyện về Thomas Edison: Thomas Edison được biết đến là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 19. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Edison đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trong cuộc đời. Khi còn là một đứa trẻ, Edison đã bị coi là kém thông minh và bị cấm học ở trường. Tuy nhiên, với niềm đam mê và nỗ lực không ngừng, Edison đã phát minh ra đèn điện và nhiều công nghệ tiên tiến khác, trở thành một trong những nhà khoa học và phát minh hàng đầu của thế kỷ 19.

- Câu chuyện về J.K. Rowling: Trước khi trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế giới với bộ truyện Harry Potter, J.K. Rowling đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời. Sau khi ly hôn, Rowling bị đuổi việc và sống trong cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, bằng nỗ lực và sự kiên trì, Rowling đã viết xong bộ truyện Harry Potter và tìm được nhà xuất bản, từ đó bước vào hành trình trở thành một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới.

1,0 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 1

6

1

  

Tự tin là chính mình

Nhận biết

Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

2

 

C1, C5

 

Thông hiểu

- Thể hiện được sự tự tin của bản thân.

- Biết điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi.

- Tuân thủ quy định của trường.

3

 

C6, C8, C9

 

Vận dụng

Phân tích được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân để khắc phục.

1

 

C10

 

Vận dụng cao

Kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân.

 

1

 

C2 (TL)

Chủ đề 2

6

1

  

Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

Nhận biết

- Biết cách phát triển mối quan hệ với các bạn.

- Quản lí được cảm xúc của bản thân.

2

 

C2, C4

 

Thông hiểu

- Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn.

- Làm chủ mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội.

- Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.

3

 

C3, C7, C11

 

Vận dụng

- Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.

- Thể hiện ứng xử, điều chỉnh cảm xúc của bản thân  hợp lí ở các tình huống.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao

     

 

Tìm kiếm google: Đề thi hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2


Copyright @2024 - Designed by baivan.net