Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, thế nào là kỹ năng từ chối gì?

  1. Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và thái độ đúng mực để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương. 
  2. Sử dụng cử chỉ, hành động bạn cho là phù hợp để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không muốn thực hiện một công việc. 
  3. Sử dụng ngôn ngữ, hành động để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương. 
  4. Sử dụng ngôn ngữ và thái độ để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thích. 

     Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, thiện nguyện là gì?

  1. Là một hoạt động chia sẻ niềm vui với những người kém may mắn hơn. 
  2. Là hành động động viên tinh thần những người gặp khó khăn xung quanh. 
  3. Là hành động tốt đẹp, thiện lành xuất phát từ tâm nguyện muốn giúp đỡ những người xung quanh. 
  4. Là hàng động từ thiện để lấy được sự yêu thích, niềm tin của mọi người. 

     Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về các hoạt động thiện nguyện em có thể làm để ủng hộ đồng bào miền núi?

  1. Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao.
  2. Quyên góp tiền để xây dựng trường học. 
  3. Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập.
  4. Trực tiếp tham gia cứu hộ cứu nạn trong những trường hợp sạt lở đất nguy hiểm. 

     Câu 4 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Chỉ dành cho những người có điều kiện về kinh tế và thời gian rảnh rỗi. 
  2. Chỉ những  người trên 18 tuổi đủ điều kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật mới được tham gia. 
  3. Chỉ dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
  4. Bất kì ai cũng có thể tham gia vào hoạt động thiện nguyện nếu bản thân muốn.

     Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Từ chối những yêu cầu hoặc đề nghị chứa đựng yếu tố rủi ro, vượt quá khả năng là biểu hiện của người biết tôn trọng bản thân. 
  2. Từ chối những yêu cầu hoặc đề nghị chứa đựng yếu tố rủi ro, vượt quá khả năng là biểu hiện của người biết giá trị bản thân. 
  3. Từ chối những yêu cầu hoặc đề nghị chứa đựng yếu tố rủi ro, vượt quá khả năng là biểu hiện của người biết yêu thương bản thân. 
  4. Từ chối những yêu cầu hoặc đề nghị chứa đựng yếu tố rủi ro, vượt quá khả năng là biểu hiện của người biết làm chủ bản thân. 

     Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống?

  1. Bình tĩnh để làm chủ hành vi, cảm xúc trong các mối quan hệ.
  2. Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động chung. 
  3. Luôn hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề bản thân gặp phải, giúp đỡ mình trong các hoàn cảnh khó khăn 
  4. Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ. 

     Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?

  1. Là trách nhiệm với cộng đồng. 
  2. Là hành động thể hiện tình yêu thương. 
  3. Là một hành động đẹp từ tấm lòng
  4. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.

     Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

  1. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.
  2. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.
  3. Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.
  4. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy. 

     Câu 9 (0,5 điểm). Để tham gia hoạt động thiện nguyện em có thể tham gia vào hoạt động nào?

  1. Phát cơm và quần áo cho người vô gia cư. 
  2. Xây dựng khu dân cư xanh- sạch-đẹp. 
  3. Tham gia hoạt động văn nghệ địa phương. 
  4. Dạy học miễn phí cho các em nhỏ khó khăn

     Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải cách thể sự từ chối?

  1. Trên đường đi học về Nam mời Lan tối nay tới dự sinh nhật nhưng do Lan sợ sợ trời tối nên đáp “Xin lỗi bạn nhé. Hôm nay gia đình tớ có việc nên tớ k thể đến dự sinh nhật bạn được”.
  2. Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”. 
  3. Hoa bị một người lạ mặt cho một túi bánh. Lan không nhận và đáp “Cháu không lấy đâu ạ”.
  4. Đào rủ An cùng tham gia câu lạc bộ thiếu nhi cả xóm. An đáp “Theo mình, chúng ta nên tham gia câu lạc bộ văn nghệ thì hơn”.

     Câu 11 (0,5 điểm). Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

  1. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
  2. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện. 
  3. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân. 
  4. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh. 

     Câu 12 (0,5 điểm). Bạn bè gửi cho nhau một đường link có chứa những nội dung xấu, độc hại và bảo em mở ra xem, em sẽ làm gì trong tình huống này?

  1. Chia sẻ đường link liên kết đó với các bạn khác trong lớp và cùng thảo luận, bàn tán về các nội dung đó.
  2. Em từ chối xem các nội dung có trong link và khuyên các bạn không nên lan truyền các thông tin này. 
  3. Lên tiếng răn đe, cảnh báo các bạn sẽ nói với thầy cô về việc các bạn đang làm nếu các bạn không làm theo ý mình.
  4. Nhanh chóng ghi lại hành vi của các bạn rồi đăng lên trang cá nhân để cảnh cáo các bạn và mọi người. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Em thấy một đoạn phim ngắn về hành động tiêu cực của một số bạn trên mạng xã  hội. Em rất bức xúc và muốn bình luận, chia sẻ thông tin để mọi người cùng biết. 

       - Tình huống 2: Khi sử dụng mạng xã hội, em nhận được tin nhắn từ người lạ em không quen biết. Người đó muốn kết bạn với em để có thể gửi các đường link, thông tin về quà tặng và hỗ trợ em nhận quà.

       - Tình huống 3: Một bạn nhắn tin trên nhóm của lớp một số thông tin, hình ảnh không đúng với sự thật về em. 

     Câu 2 (1,0 điểm). Lập một số hoạch hoạt động thiện nguyện. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội trong các tình huống: 

- Tính huống 1: 

+ Nhận diện tình huống diễn ra trên không gian mạng và phản ánh một số hành động xấu của các bạn. 

+ Em cần nhìn nhận rõ mức độ nghiêm trọng hay tiêu cực của hành vi của các bạn, mức độ tác động lên đối tượng hay sự việc bị các bạn này nhắc tới. 

+ Em cần xem xét, cân nhắc về lời bình luận của mình. Các câu từ, lời nói vừa phải thể hiện sự lên án nhưng không quá gay gắt và phải giữ đúng thái độ, không dùng các từ ngữ phản cảm, lời nói vi phạm đạo đức. 

+ Em có thể bình luận nhưng không nên chia sẻ lên trang cá nhân hay cho mọi người biết vì điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền, làm cho mọi việc trở nên tiêu cực hơn. Em có thể thuật lại sự việc đó cho mọi người nghe thay vì chia sẻ bởi việc này cũng sẽ gây nên sự mặc cảm, tự ti không chỉ cho bạn gây ra hành động xấu mà còn là của những bạn, sự việc bị ảnh hưởng bởi các bạn đó. 

- Tình huống 2: 

+ Em cần cảnh giác trước bất kì lời mời kết bạn hay tin nhắn từ người lạ. 

+ Em cần điều tra rõ các thông tin, xem trang cá nhân và vòng bạn bè trên mạng xã hội của người đó để phát hiện và xác định sự xác thực về danh tính của người này. Một số đặc điểm như: không có ảnh đại diện, trang cá nhân không đăng bài viết hoặc có đăng nhưng rất ít, hầu hết các ảnh đều không thể hiện danh tính hay hoạt động của người này,...Đó có thể là tài khoản giả mạo, không đáng tin cậy. 

+ Em cần cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi của tội phạm công nghệ cao ngày nay bởi chúng có đầy đủ các phương tiện, cách thức để lấy thông tin, tiếp cận và thực hiện hành vi phạm pháp nhằm chiếm đoạt tài sản. 

+ Một trong những thủ đoạn mới nhất đó là nhận mình là nhân viên của một công ty, gửi lời mời kết bạn và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, nạp tiền vào tài khoản để nhận quà. Chúng đánh trúng vào lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của mọi người. 

+ Trong trường hợp chúng cố tình làm phiền em có thực hiện biện pháp chặn tin nhắn, cuộc gọi, bật chế độ riêng tư cho tài khoản,...

- Tình huống 3: 

+ Em cần bình tĩnh, xác nhận những thông tin, hình ảnh đó có thực sự do bạn đó đăng hay không và hình ảnh, lời lẽ đó có đúng đang nói về em. 

+ Em có thể gọi điện hoặc nhắn tin để hỏi về những lời lẽ, hình ảnh đó bạn lấy từ đâu và đâu là lý do bạn lại đăng bài trên nhóm lớp như vậy. 

+ Sau khi biết được lí do bạn đăng em cần thực hiện việc cùng bạn giải quyết các vấn đề làm ảnh hưởng đến em. Em có thể yêu cầu bạn gỡ bài đăng sai sự thật về mình và viết một bài đính chính lại sự thật vì những hành vi thiếu suy nghĩ của bạn đã làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của em.

+ Em cũng có thể đăng một bài để đính chính lại sự việc, không để cho các bạn hiểu lầm về em.

+ Em có thể nhờ đến thầy cô giáo lên tiếng về vụ việc. 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm 

 

 

 

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Lập một số hoạch hoạt động thiện nguyện: 

+ Mục đích: Phát huy tính thần tương thân, tương ái...

+ Đối tượng tham gia: Học sinh, giáo viên,...

+ Hình thức kinh doanh sản phẩm: Bán hàng trực tuyến và trực tiếp.

+ Thời gian, địa điểm: vào hồi...ngày...tháng... năm..., tại sân trường.

+ Hình thức tổ chức: Mua bán các sản phẩm cũ còn dùng được. (Phân ra các nhóm cụ thể như: dụng cụ học tập, đồ chơi, sách truyện, trang phục...)

+ Hình thức trao đổi: Mỗi tổ chuẩn bị một gian hàng, tự tổ chức trang trí,...

+ Phân công nhiệm vụ: 

  • Mỗi bạn chuẩn bị vật phẩm phù hợp để chia sẻ, trao đổi
  • Các tổ tập hợp vật phẩm, phân loại.
  • Cán bộ lớp phối hợp với thầy cô, phụ huynh.

+ Tổ chức thực hiện: thành lập ban tổ chức. 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 3: Làm chủ bản thân

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

4,0

  

Chủ đề 4: Em và cộng đồng

2

0

3

0

1

1

0

1

6

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 4

6

1

  
Làm chủ bản thânNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của kỹ năng từ chối.

- Nhận diện được tình huống để thực hiện kỹ năng từ chối. 

2

 

C1

C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống. 

- Nhận diện được ý không phải là sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội. 

- Nhận diện được đâu không phải cách thể sự từ chối. 

3

 

C6

C8

C10 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách từ chối trong tình huống thực tế. 

1

 

C12

 
Vận dụng cao

- Lập kế hoạch hoạt động thiện nguyện. 

 

1

 

C2 (TL)

Chủ đề 5

6

1

  
Em và cộng đồngNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa về thiện nguyện. 

- Nhận diện được những người có thể tham gia hoạt động thiện nguyện, 

2

 

C2

C4 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được biểu hiện không đúng khi nói về các hoạt động thiện nguyện em có thể làm để ủng hộ đồng bào miền núi. 

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng. 

- Nhận diện được hoạt động thiện nguyện có thể tham gia. 

3

 

C3

C7 

C9 

 
Vận dụng

- Nhận diện được lí do em có thể tham gia hoạt động thiện nguyện. 

- Xử lí tình huống và thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội trong các tình huống

1

1

C11

C1 (TL)

Vận dụng cao     

 

Tìm kiếm google: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com