Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm): Đâu là cách khắc phục khó khăn khi nói lời từ chối?

  1. Xem xét, phân tích kĩ tình huống trước khi đưa ra quyết định.
  2. Không đưa ra lời từ chối và cũng không có động thái gì.
  3. Dùng ngôn ngữ cương quyết để thể hiện lời từ chối.
  4.  Lập tức đưa ra câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát.

     Câu 2 (0,5 điểm). Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn trong việc vận động người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?

  1.  Hầu hết mọi người thờ ơ với các hoạt động cộng đồng.
  2. Nhiều người không có thời gian tham gia hoạt động cộng đồng.
  3.  Nhiều người chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  4. Hầu hết mọi người không được chào đón khi tham gia hoạt động cộng đồng.

     Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?

  1. Là hành động thể hiện tình yêu thương.
  2. Là trách nhiệm với cộng đồng.
  3. Là một hành động đẹp từ tấm lòng.
  4. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.

     Câu 4 (0,5 điểm). Vai trò của các hoạt động thiện nguyện là gì?

  1. Tạo ra sự uy tín cho một cá nhân, tập thể để phục vụ mục đích khác.
  2. Tạo ra sự nổi tiếng cho cá nhân. 
  3. Nhận được sự tin yêu của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân.
  4. Giúp đỡ người khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

     Câu 5 (0,5 điểm). Theo em như thế nào được coi là lời từ chối đàm phán?

  1. Thẳng thắn đưa ra lời từ chối với tình huống được đề nghị thực hiện những việc sai trái.
  2. Thẳng thắn đưa ra lời từ chối với tình huống nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác.
  3. Đề xuất phương thực hiện vào một thời điểm khác thích hợp hơn.
  4. Đưa ra phương án phù hợp để thay thế trong tình huống vượt quá khả năng thực hiện của bản thân

     Câu 6 (0,5 điểm).  Nội dung nào dưới đây không phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trong đời sống?

  1. Chủ động hỏi han và quan tâm khi bạn khó khăn.
  2. Có thái độ cầu thị khi nhận được sự góp ý của mọi người. 
  3. Luôn thể hiện thái độ trước các tình huống trong cuộc sống. 
  4. Từ chối những lời mời từ người không đáng tin cậy.

     Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không cần khi chia sẻ về một hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương em dự định tham gia?

  1. Lí do tham gia. 
  2. Mong muốn khi tham gia hoạt động. 
  3. Những công việc cụ thể sẽ thực hiện trong hoạt động. 
  4. Cách sắp xếp công việc để em có thể tham gia hoạt động

     Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự tự chủ trong mối quan hệ trên mạng xã hội?

  1. Cân nhắc, xem xét kĩ trước lời mời kết bạn của người lạ. 
  2. Không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.
  3. Tham gia các hội nhóm kín để tiếp nhận những thông tin.  
  4. Sử dụng ngôn từ văn minh, tích cực trong giao tiếp trên mạng xã hội. 

     Câu 9 (0,5 điểm).  Đâu không phải là hoạt động phát triển cộng đồng?

  1. Vận động người dân tiết kiệm năng lượng. 
  2. Xây dựng khu dân cư xanh – sạch – đẹp. 
  3. Giúp đỡ người già neo đơn tại địa phương. 
  4. Dạy học miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải lợi ích của kĩ năng từ chối?

  1. Phòng tránh những rủi ro cho bản thân. 
  2. Đề cao vị trí và giá trị của bản thân. 
  3. Bảo vệ những người xung quanh.
  4. Giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng. 

     Câu 11 (0,5 điểm). Khi gặp khó khăn trong khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương em cần làm gì đầu tiên?

  1. Tự mình giải quyết những khó khăn đó.
  2. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tổ chức hoạt động.
  3. Tìm ra nguyên nhân của những khó khăn.
  4. Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè.

     Câu 12 (0,5 điểm). Bạn bè gửi cho nhau một  bài đăng có chứa những nội dung chưa được xác thực và bảo em chia sẻ lên trang cá nhân, em sẽ làm gì trong tình huống này?

  1. Em lên tiếng răn đe, cảnh báo các bạn sẽ nói với thầy cô về việc các bạn đang làm nếu các bạn không làm theo ý mình
  2. Em từ chối đăng lại bài viết đó và khuyên các bạn không nên lan truyền các thông tin này
  3. Em chia sẻ bài viết đó với các bạn khác trong lớp và cùng thảo luận, bàn tán về các nội dung đó
  4. Em nhanh chóng ghi lại hành vi của các bạn rồi đăng lên trang cá nhân để cảnh cáo các bạn và mọi người

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Thu thấy một đoạn phim ngắn về hành động tiêu cực của một bạn trong lớp trên mạng xã hội. Thu rất bức xúc và muốn bình luận, chia sẻ thông tin để các bạn khác cùng biết. 

       - Tình huống 2: Nhóm của Huy đạt giải Nhất cuộc thi hùng biện. Cả nhóm cùng chụp ảnh và đăng lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Bên cạnh rất nhiều lời chúc mừng của mọi người, tuy nhiên có một số bình luận cho rằng nhón Huy may mắn chiến thắng.

       - Tình huống 3: Một bạn trong lớp đã nhắn tin trên nhóm lớp thông tin không đúng sự thật về Lan. 

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân hợp lí:

- Tình huống 1: 

+ Thu cần bình tình, phân tích kĩ nội dung của đoạn phim để đánh giá mức độ nghiêm trọng và nội dung có chính xác hay không.

+ Thu chưa nên chia sẻ thông tin này nếu điều đó chưa được kiểm chứng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến bạn trong video và cả những bạn xem được.

+ Thu có thể bình luận mang tính xây dựng và đóng góp ý kiến cho bạn. 

- Tình huống 2: 

+ Việc các bạn khác có những lời bình luận mang tính tiêu cực về kết quả của cuộc thi và kết quả của nhóm Huy bởi các bạn cho rằng các nhóm khác có phần trình bày tốt hơn. Đó là những nhận định mang tính cá nhân, một chiều. 

+ Nhóm Huy nên đăng tải thêm một bài viết cảm ơn mọi người đã theo dõi, ủng hộ và gửi lời chúc mừng đến các em sau những nỗ lực mà cả nhóm cùng bỏ ra.

+ Đồng thời Huy cũng nên đưa ra thông tin về sự công bằng và kết quả ban giám khảo đưa ra là dựa vào tiêu chí, các yếu tố đánh giá khách quan của cuộc thi. Nhóm Huy luôn lắng nghe sự góp ý và tiếp thu ý kiến của mọi người để hoàn thiện hơn, xứng đáng với giải thưởng đã đạt được. 

- Tình huống 3: 

+ Lan nên nhắn hỏi tin riêng với bạn để biết được lí do, mục đích khi bạn đăng thông tin về mình. 

+ Lan có thể giải thích rõ với bạn về những thông tin đó là không đúng và yêu cầu bạn xóa tin nhắn cũng như đính chính thông tin bạn nhắn.  

+ Lan có thể nhắn thêm với cả lớp rằng đó không phải thông tin chính xác về mình đồng thời nhờ giáo viên vào cuộc để nhắc nhở cả lớp nên thận trọng trước khi đưa ra một thông tin trong nhóm lớp.

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm 

 

 

 

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề: 

+ Nhận diện vấn đề gặp phải và những khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề đó.

+ Xác định người có thể trợ giúp.

+ Chia sẻ khó khăn.

+Lắng nghe phản hồi, hướng dẫn

+ Cân nhắc, lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề. 

+ Tiếp tục tìm kiếm sự trợ giúp khác nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết. 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 4: Làm chủ bản thân

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

  

Chủ đề 5: Em và cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 4

6

1

  
Làm chủ bản thânNhận biết

- Nhận diện được cách khắc phục khó khăn khi nói lời từ chối. 

- Nhận diện được lời từ chối đàm phán.  

2

 

C1

C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không  phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trong đời sống. 

- Nhận diện được ý không thể hiện sự tự chủ trong mối quan hệ trên mạng xã hội

- Nhận diện được ý không phải lợi ích của kĩ năng từ chối. 

3

 

C6

C8

C10 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách từ chối trong tình huống thực tế.

- Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 5

6

1

  
Em và cộng đồngNhận biết

- Nhận diện được nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc vận động người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng.

- Nhận diện được vai trò của các hoạt động thiện nguyện.

2

 

C2

C4 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng.

- Nhận diện được ý không cần khi chia sẻ về một hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương em dự định tham gia.

- Nhận diện được ý không phải là hoạt động phát triển cộng đồng.

3

 

C3

C7 

C9 

 
Vận dụng

- Vận dụng để giải quyết khó khăn trong khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương. 

1

1

C11

 
Vận dụng cao

- Nêu một số cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.

   

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com