Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). : Đâu là sự khó khăn khi nói lời từ chối?

  1.  Lo lắng người khác không hài lòng khi từ chối. 
  2.  Xác định được mức độ của lời nói từ chối.
  3. Dùng lời nói lịch sự, tế nhị khi từ chối. 
  4.  Nhận biết được lời đề nghị có thể chứa nguy cơ rủi ro. 

     Câu 2 (0,5 điểm). Cộng đồng là gì?

  1. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm. 
  2. Là một nhóm cá thể tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
  3. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. 
  4. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là không có chung các mối quan tâm. 

     Câu 3 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không cần thiết khi lên kế hoạch thiện nguyện?

  1. Mục đích của hoạt động thiện nguyện.
  2. Thời gian tổ chức hoạt động thiện nguyện. 
  3. Hình thức tổ chức hoạt động thiện nguyện.
  4. Giới hạn thành viên tham gia hoạt động thiện nguyện. 

     Câu 4 (0,5 điểm). Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  1. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện sức mạnh của chúng ta với cộng đồng.
  2. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện vị thế của chúng ta với cộng đồng.
  3. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện  ý thức của chúng ta với cộng đồng.
  4. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện trách nhiệm của chúng ta với cộng đồng.

     Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là cách để rèn luyện tính tự chủ?

  1. Lập tức đưa ra phán đoán không cần cân nhắc những góp ý. 
  2. Bộc lộ rõ sự thẳng thắn, cương trực khi gặp các tình huống bất bình.
  3. Coi trọng ý kiến cá nhân trong các cuộc tranh luận.
  4.  Giữ bình tĩnh, tự tin để giải quyết vấn đề trong mọi hoàn cảnh.

     Câu 6 (0,5 điểm).  Nội dung nào dưới đây không phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

  1. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.
  2. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.
  3. Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc
  4. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy.

     Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?

  1. Là trách nhiệm với cộng đồng. 
  2. Là hành động thể hiện tình yêu thương. 
  3. Là một hành động đẹp từ tấm lòng. 
  4. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.

     Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?

  1. Q hẹn H hôm khác đi xem phim vì Q còn phải giúp mẹ làm việc nhà. 
  2. A nói không khi N rủ đi tắm sông vì thời tiết hôm nay nắng nóng.
  3. M gợi ý cùng nhóm bạn đi  xem phim thay vì đi chơi công viên.
  4. N khuyên B nên để dành tiền mua sách vở thì hợp lí hơn là mua đồ chơi.

     Câu 9 (0,5 điểm).  Đâu không phải là hình thức tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương?

  1. Trải nghiệm hoạt động tình nguyện của chính phủ. 
  2. Tìm hiểu về truyền thống địa phương. 
  3. Tìm hiểu nghề truyền thống địa phương.
  4. Trải nghiệm văn hóa truyền thống địa phương. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?

  1. K nói không khi được một người lạ nhờ cầm giúp túi đồ màu đen. 
  2. K đưa ra ý kiến để cả lớp cùng đi cắm trại thay vì chơi công viên.
  3. L hẹn Q dịp khác cùng đi siêu thị để ở nhà làm bài tập. .
  4. A khuyên Đ nên tập trung vào việc học thay vì trò chơi vô bổ. 

     Câu 11 (0,5 điểm). Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao? 

  1. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
  2. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện.
  3. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân. 
  4. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

     Câu 12 (0,5 điểm). Minh, Long và Huy chơi thân với nhau. Một lần, giữa Long và Huy xảy ra mâu thuẫn. Long tức giận nên đã rủ Minh không chơi với Huy nữa. Nếu em là Minh em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ từ chối thẳng bạn Long và tránh xa bạn Huy
  2. Em sẽ khuyên bạn nên làm hòa với nhau thì tốt hơn, không nên làm như thế.
  3. Em sẽ không chơi với bạn nào nữa.
  4. Em sẽ từ chối bạn Long và chơi cùng bạn Huy.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Thu mới tham gia câu lạc bộ khéo tay hay làm của trường tổ chức. Qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Thu, Hùng có thiện cảm và muốn kết bạn với Thu

       - Tình huống 2: Nhóm của em đạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật. Cả nhóm cùng chụp ảnh và đăng lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Chỉ một lúc sau, nhóm nhận được rất nhiều lời chúc mừng của mọi người, tuy nhiên có một số bạn bình luận cho rằng nhón em may mắn chiến thắng chứ không phải nhóm làm tốt nhất.

       - Tình huống 3: Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Nam được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội văn nghệ và phải cử ra một bạn dẫn chương trình. Ở lớp có hai bạn muốn đảm nhận vai trò này, trong đó Hà là bạn thân của Nam nhưng khả năng dẫn không bằng bạn kia.

.Câu 2 (1,0 điểm). Chia sẻ về những hoạt động giáo dục truyền thống địa phương  mà em sẽ tham gia. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân hợp lí:

- Tình huống 1: 

+ Hùng đã có sự quan sát về hành vi, cử chỉ, lời nói của Thu khi bạn này tham gia câu lạc bộ từ  đó Hùng có sự đánh giá, nhìn nhận chính xác về con người Thu.

+ Hùng đã thể hiện sự tự chủ của bản thân trong các mối quan hệ trong đời sống khi xác định được người bạn mình muốn chơi cùng .

+ Hùng có thể bắt chuyện, làm quen và kết bạn với Thu thông qua các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ. 

- Tình huống 2: 

+ Việc các bạn khác có những lời bình luận mang tính tiêu cực về kết quả của cuộc thi và kết quả của nhóm em bởi các bạn cho rằng các nhóm khác có sản phẩm tốt hơn. Đó là những nhận định mang tính cá nhân, một chiều. 

+ Nhóm em nên đăng tải thêm một bài viết cảm ơn mọi người đã theo dõi, ủng hộ và gửi lời chúc mừng đến các em sau những nỗ lực mà cả nhóm cùng bỏ ra.

+ Đồng thời em cũng nên đưa ra thông tin về sự công bằng và kết quả ban giám khảo đưa ra là dựa vào tiêu chí, các yếu tố đánh giá khách quan của cuộc thi. Nhóm em luôn lắng nghe sự góp ý và tiếp thu ý kiến của mọi người để hoàn thiện hơn, xứng đáng với giải thưởng đã đạt được. 

- Tình huống 3: 

+ Nam có thể để cả hai bạn cùng diễn tập đảm nhiệm làm người dẫn chương trình để có sự công tâm, công bằng trong việc lựa chọn, đánh giá. 

+ Nam có thể giải thích với bạn Hà rằng đó là trách nhiệm và công việc được giao phó của bản thân nên cần có sự công bằng và khách quan để buổi lễ tổ chức diễn ra tốt nhất. 

+ Nam có thể giúp Hà luyện tập để dẫn chương trình tốt hơn. Tròn trường hợp Hà có sự tiến bộ và đạt yêu cầu cho buổi biểu diễn, Nam có thể để hai bạn cùng nhau dẫn chương trình.

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm 

 

 

 

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Chia sẻ về những hoạt động giáo dục truyền thống địa phương mà em sẽ tham gia: 

+ Tên hoạt động.

+ Lí do em tham gia hoạt động.

+ Mong muốn của em khi tham gia hoạt động.

+ Những công việc cụ thể em sẽ thực hiện trong hoạt động giáo dục truyền thống đó. 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 3: Làm chủ bản thân

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

4,0

  

Chủ đề 4: Em và cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 4

6

1

  
Làm chủ bản thânNhận biết

- Nhận diện được sự khó khăn khi nói lời từ chối.

- Nhận diện được cách để rèn luyện tính tự chủ. 

2

 

C1

C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không  phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội. 

- Nhận diện được ý không thể hiện kĩ năng từ chối

- Nhận diện được ý không thể hiện kĩ năng từ chối. 

3

 

C6

C8

C10 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách từ chối trong tình huống thực tế.

- Xử lí tình huống và thể hiện kĩ năng từ chối trong các tình huống. 

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 5

6

1

  
Em và cộng đồngNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của từ cộng đồng. 

- Nhận diện được trách nhiệm của các nhân với cộng đồng. 

2

 

C2

C4 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không cần thiết khi lên kế hoạch thiện nguyện.

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng. 

- Nhận diện được ý không phải là hình thức tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương

3

 

C3

C7 

C9 

 
Vận dụng

- Vận dụng hoạt động thiện nguyện trong tình huống thực tế.

1

1

C11

 
Vận dụng cao

- Chia sẻ về những hoạt động giáo dục truyền thống địa phương mà em sẽ tham gia.

   

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com