Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm): Đâu được coi là một mạng xã hội?

  1. Instagram.
  2. Email.
  3. Google.
  4.  Microsoft Edge.

     Câu 2 (0,5 điểm).  Vai trò của các hoạt động thiện nguyện là gì? 

  1. Tạo ra sự tín nhiệm cho cá nhân.
  2. Nhận được sự tin yêu để phục vụ mục đích riêng.
  3. Thúc đẩy sự phát triển, văn minh của xã hội.
  4. Giúp bản thân có tiếng nói hơn. 

     Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề?

  1. Cân nhắc, lựa chọn các giải pháp.
  2. Lắng nghe phản hồi, hướng dẫn.
  3. Chia sẻ khó khăn.
  4. Tìm sự giúp đỡ của tất cả mọi người. 

     Câu 4 (0,5 điểm). Để tham gia hoạt động thiện nguyện em có thể tham gia vào hoạt động nào?

  1. Tổ chức hoạt động tìm hiểu về nghề truyền thống địa phương.
  2. Xây dựng khu dân cư xanh- sạch-đẹp.
  3. Tham gia hoạt động văn nghệ địa phương.
  4. Phát cơm và quần áo cho người vô gia cư.

     Câu 5 (0,5 điểm). Vai trò của tính tự chủ là gì? 

  1. Nhận được sự đánh giá khách quan của mọi người.
  2. Thể hiện cái tôi khác biệt.
  3. Nang cao giá trị của bản thân.
  4. Đánh giá đúng khả năng của mình

     Câu 6 (0,5 điểm).  Nội dung nào dưới đây không phải là một cách từ chối?

  1. Từ chối thẳng.
  2. Từ chối đàm phán. 
  3. Từ chối  thương thảo. 
  4. Từ chối trì hoãn.

     Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương?

  1. Tổ chức lễ hội truyền thống của địa phương. 
  2. Tìm hiểu về tập tục, tập quán của người dân địa phương. 
  3. Quảng bá nét văn hóa đặc sắc đến bạn bè trong và ngoài nước. 
  4. Xây dựng một môi trường sống lành lạnh, văn minh. 

     Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách khắc phục khó khăn khi sử dụng kĩ năng từ chối?

  1. Xem xét, phân tích kĩ tình huống trước khi đưa ra quyết định. 
  2. Dùng từ ngữ lịch sự, tế nhị khi từ chối.
  3. Nhận lời đồng ý với thái độ không hợp tác. 
  4. Đưa ra phương án thay thế phù hợp. 

     Câu 9 (0,5 điểm).  Đâu không phải là hoạt động phát triển cộng đồng?

  1. Vận động người dân tiết kiệm năng lượng. 
  2. Xây dựng khu dân cư xanh – sạch – đẹp. 
  3. Giúp đỡ người già neo đơn tại địa phương. 
  4. Dạy học miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ?

  1. Chủ động tạo dựng thêm các mối quan hệ. 
  2. Luôn để các vấn đề tự trong mối quan hệ tồn tại. 
  3. Không để bị lôi kéo trong các mối quan hệ. 
  4. Tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân một cách phù hợp  trong các mối quan hệ. 

     Câu 11 (0,5 điểm). Hà thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện do địa phương tổ chức. Em đánh giá Hà là người như thế nào?

  1. Hà là người có lòng hảo tâm.
  2. Hà là người sống tình cảm. 
  3. Hà là người có trách nhiệm với cộng đồng.
  4. Hà là người có tấm lòng nhân ái.

     Câu 12 (0,5 điểm). Em bé nghịch ngợm xé rách quyển vở của em khiến em rất bực mình, em sẽ làm gì trong tình huống này?

  1. Em lên tiếng răn đe, cảnh báo em bé không được làm như vậy nữa. 
  2. Em cố gắng giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở
  3. Em quát mắng để em bé sợ không dám làm như thế nữa. 
  4. Em nhanh chóng lấy lại quyển sách rồi rời đi. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong cuộc sống trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Dạo này, vì ham chơi trò chơi điện tử nên kết quả làm bài kiểm tra của Tú vừa rồi rất kém. Tú cảm thấy vô cùng có lỗi với bố mẹ. 

       - Tình huống 2: Các bạn trong nhóm rủ My sau khi tan học sẽ đến nhà Lan dự sinh nhật. Nhưng mẹ của My dặn nhớ về sớm còn vào bệnh viện thăm bà.

       - Tình huống 3: Nam được nhóm giao nhiệm vụ sưu tầm những bức hình về các danh lam thắng cảnh. Nam nhớ ra trên các tạp chí, báo hoặc các cuốn lịch thương có những hình ảnh phong cảnh đẹp.

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các nội dung cần có trong nhật kí thiện nguyện.  

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hiện kĩ năng từ chối trong các tình huống:

- Tình huống 1: 

+ Tú nhận thức lỗi lầm của mình và hậu quả của việc mải mê chơi điện tử làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, có thể làm bố mẹ rất buồn lòng. 

+ Tú có thể đặt ra mục tiêu cải thiện việc học của mình, đưa ra kế hoạch rõ ràng để thực hiện. 

+ Để cải thiện vấn đề Tú có thể xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc này từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục.

+ Một số giải pháp như: Tự túc điều chỉnh lại thời gian học tập, vui chơi, nhờ bạn bè, thầy cô hỗ trợ bổ sung kiến thức còn thiếu, dành thời gian đọc sách, làm thêm các bài tập còn thiếu...

- Tình huống 2: 

+ My nhớ lời mẹ dặn về nhà sớm để thăm bà nhưng lại được các bạn rủ đến sinh nhật Lan. 

+ Trong trường hợp này, My có thể chúc mừng sinh nhật Lan thông qua việc gửi lời tới nhóm bạn rủ đi và khéo léo từ chối việc làm vượt quá tầm khả năng của mình. 

+ My có thể nói “Các bạn cho tớ gửi lời chúc sinh nhật đến Lan nhé. Tiếc quá tối nay tớ có kế hoạch riêng nên không đi cùng các bạn được. Hẹn các bạn vào dịp khác nhé!”...

- Tình huống 3: 

+ Nam đã chủ động xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân là vụ sưu tầm những bức hình về các danh lam thắng cảnh.

+ Nam đã tìm cách để thực hiện đúng nhiệm vụ mình được giao.  

+ Nam là một người có trách nhiệm với bản thân và với công việc chung.

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm 

 

 

 

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Các nội dung cần có trong nhật kí thiện nguyện: 

+ Quá trình thực hiện. 

+ Cảm xúc của em trước, trong và sau khi tham gia hoạt động thiện nguyện. 

+ Kỉ niệm đáng nhớ.

+ Cảm xúc của những nhân vật được hỗ trợ. 

+ Bài học kinh nghiệm.  

+ Những khó khăn, vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thiện nguyện và cách khắc phục. 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 4: Làm chủ bản thân

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

  

Chủ đề 5: Em và cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 4

6

1

  
Làm chủ bản thânNhận biết

- Nhận diện được mạng xã hội. 

- Nhận diện được vai trò của tính tự chủ.  

2

 

C1

C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không  phải là một cách từ chối.

- Nhận diện được ý không phải cách khắc phục khó khăn khi sử dụng kĩ năng từ chối.

- Nhận diện được ý không phải biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ.

3

 

C6

C8

C10 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách thể hiện sự tự chủ mối quan hệ trong cuộc sống. 

- Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong cuộc sống.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 5

6

1

  
Em và cộng đồngNhận biết

- Nhận diện được vai trò của các hoạt động thiện nguyện.

- Nhận diện được hoạt động thiện nguyện.

2

 

C2

C4 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.

- Nhận diện được ý không phải là hình thức tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương.

- Nhận diện được ý không phải là hoạt động phát triển cộng đồng.

3

 

C3

C7 

C9 

 
Vận dụng

- Vận dụng để tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương. 

1

1

C11

 
Vận dụng cao

- Nêu các nội dung cần có trong nhật kí thiện nguyện.

   

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com