Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?

  1. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
  2. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
  3. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí
  4. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất

     Câu 2 (0,5 điểm). Không biết kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống sẽ khiến chúng ta như thế nào?

  1. Luôn trong trạng thái có lỗi vì đã hành xử không đúng đắn trong khoảnh khắc nào đó
  2. Mọi người yêu quý
  3. Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống
  4. Công việc diễn ra thuận lợi

     Câu 3 (0,5 điểm). Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em với mọi người xung quanh?

  1. Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
  2. Cùng hợp tác giúp đỡ những người khó khăn ở địa phương
  3. Chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân
  4. Hoàn thành nhiệm vụ của bản thân trong nhóm, tập thể

     Câu 4 (0,5 điểm). Trong các ý dưới đây, ý nào là biểu hiện của bạo lực học đường?

  1. Tụ tập, hẹn gặp đánh nhau sau giờ học.
  2. Đến thư viện học sau giờ học.
  3. Giúp đỡ bạn học khuyết tật.
  4. Ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô.

     Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là định nghĩa về cách thương thuyết?

  1. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn
  2. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng
  3. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
  4. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối

     Câu 6 (0,5 điểm). Việc làm nào không thể hiện trách nhiệm với bản thân là?

  1. Luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực để cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc
  2. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
  3. Hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện bản thân
  4. Thức khuya học bài, bỏ bữa sáng

     Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là nội dung đặt trong phòng truyền thống nhà trường?

  1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
  2. Thành tích của nhà trường đạt được.
  3. Mô hình khuôn viên trường
  4. Sách vở, tài liệu các môn học.

     Câu 8 (0,5 điểm). Biểu hiện của nét tính cách tận tâm là:

  1. Dễ cảm thông với người khác. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người.
  2. Chu đáo, kĩ càng trong công việc. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm.
  3. Thích ở một mình. Thích hoạt động cá nhân.
  4. Thích giao tiếp cộng đồng. Thích hoạt động nhóm.

     Câu 9 (0,5 điểm). Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?

  1. không thích nhiều phong trào
  2. tỏ thái độ không vui
  3. thấy phiền và mất thời gian
  4. tự hào và rất háo hức khi tham gia

     Câu 10 (0,5 điểm). K có ngoại hình không mấy ưa nhìn, điều này dẫn đến việc bị bạn bè cô lập, sau lại có một số bạn bắt đầu đánh đập K. Phát hiện K bị đánh, anh trai K rủ một vài người khác chặn trên đường đi về của bọn bắt nạt, định giáo huấn. Nếu em gặp phải cảnh này, em sẽ làm gì?

  1. Báo với người lớn. 
  2. Quay video đăng mạng.
  3. Mặc kệ.
  4. Xông vào can ngăn.

     Câu 11 (0,5 điểm). Giờ ra chơi, Thịnh đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Thịnh loạng choạng suýt ngã và đổ cả cốc nước đang cầm trên tay. 

Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Thịnh trong tình huống trên?

  1. Trong tình huống này Thịnh nên nén giận và thông báo với thầy cô
  2. Trong tình huống này Thịnh sẽ rất tức giận nhưng bạn nên nén giận và nhắc nhở hai em học sinh lớp 6 lần sau chơi đùa phải cẩn thận hơn, đừng làm ảnh hưởng đến người khác
  3. Trong tình huống này Thịnh cần thể hiện cảm xúc ra ngoài rằng mình đang tức giận và nghiêm khắc chỉ trích hai em để lần sau không còn tái phạm
  4. Trong tình huống này, Thịnh nên ra oai mình lớp lớn hơn, cảnh cáo các em lần sau không được chơi ở gần đây nữa, nếu không sẽ bị đánh.

     Câu 12 (0,5 điểm). Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối
  2. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
  3. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
  4. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà chia nhỏ ra mua cá, muối, mắm và để dành 10 000 đồng mua đồ ăn vặt cho bản thân.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện là người có trách nhiệm trong các tình huống sau:

       - Tình huống 1: Cúc bị ốm nên phải nghỉ học 1 tuần. Khi quay lại lớp học, Cúc thấy sức học của mình yếu hẳn đi.

       - Tình huống 2: Nam và Huy ở gần nhà nhau. Hôm trước, Nam được biết Huy chơi đá bóng, bị ngã vào đau chân nên không thể tự đạp xem đến trường được.

       - Tình huống 3: Mai được phân công mang lọ hoa để trang trí lớp học trong buổi sơ kết thi đua. Nhưng đúng buổi sáng hôm đó, Mai lại bị sốt, không thể đến lớp được.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu những việc nên và không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

C

A

C

A

D

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

B

D

A

B

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thể hiện là người có trách nhiệm trong các tình huống:

- Tình huống 1: Em nên hỏi thăm sức khỏe của Cúc đã ổn hơn chưa, hỏi xem Cúc có cần mượn vở của mình để xem lại những bài học trước. Nếu có, em sẽ hướng dẫn, giảng bài lại cho Cúc để Cúc hiểu bài nhanh hơn, theo kịp với tiến độ bài học trên lớp.

- Tình huống 2: Nam sẽ ghé qua nhà Huy để trò chuyện, hỏi thăm Huy xem tình hình chân bạn như thế nào. Nam nên ngỏ ý muốn sang đón Huy tới trường vì nhà gần nhau và chân Huy chưa thể đạp xe.

- Tình huống 3: Các bạn trong lớp sẽ phân công nhau tới nhà Mai để lấy lọ hoa trang trí lớp học. Như thế, Mai không phải mất công mang tới lớp, ở nhà nghỉ ốm, đồng thời cả lớp vẫn hoàn thành nhiệm vụ trang trí lớp học trong buổi sơ kết thi đua.

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

1,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học, liệt kê những việc nên và không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường:

- Việc nên làm:

+ Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt.

+ Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt.

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh như người thân, bạn bè, nhà trường,..

+ Có thái độ cứng rắn, chống lại những kẻ bắt nạt.

+ Không nên tỏ ra sợ sệt trước những kẻ bắt nạt.

+ Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt.

- Việc không nên làm:

+ Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức.

+ Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt.

+ Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt.

+ Nghe và làm theo những điều mà kẻ bắt nạt sai bảo.

+ …

1,0 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: Môi trường học đường

2

0

2

0

0

0

0

1

4

1

3,0

  

Chủ đề 2: Phát triển bản thân

1

0

2

0

1

0

0

0

4

0

2,0

  

Chủ đề 3: Sống có trách nhiệm

1

0

2

0

1

1

0

0

4

1

5,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 

BỘ CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 1

4

0

  

Môi trường học đường

Nhận biết

- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- Nhận biết được biểu hiện của bạo lực học đường.

2

 

C4, C9

 
Thông hiểu

- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

2

 

C7, C10

 
Vận dụng     
Vận dụng cao

Liệt kê những việc nên và không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường.

 

1

 

C2 (TL)

Chủ đề 2

4

0

  

Phát triển bản thân

Nhận biết

Nêu được tác hại của không biết kiểm soát cảm xúc bản thân.

1

 

C2

 
Thông hiểu

Nhận diện được khả năng thương thuyết của bản thân.

2

 

C5

 
Vận dụng

Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.

1

 

C11

 
Vận dụng cao     

Chủ đề 3

6

0

  

Sống có trách nhiệm

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm của quản lí chi tiêu hợp lí.

1

 

C1

 
Thông hiểu

- Xác định được trách nhiệm với bản thân.

- Thể hiện được trách nhiệm của bản thân với mọi người.

2

 

C3, C6

 
Vận dụng

Thể hiện là người có trách nhiệm trong các tình huống.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

 

Tìm kiếm google: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com