A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha là
A. bước sóng. B. tần số sóng. C. biên độ sóng. D. chu kì sóng.
Câu 2. Đâu không là ứng dụng của hiệu ứng Doppler?
A. Đo tốc độ của phương tiện tham gia giao thông.
B. Đo tốc độ bay của bóng trên sân thi đấu.
C. Đo tốc độ dòng chảy của máu trong động mạch.
D. Đo tốc độ truyền âm trong không khí.
Câu 3. Một sóng cơ khi truyền trong môi trường (1) có bước sóng và vận tốc là λ1 và v1. Khi truyền trong môi trường (2) có bước sóng và vận tốc là λ2 và v2. Biểu thức nào sau đây là đúng? A. λ2 = λ1. B. C. D. v2 = v1.
Câu 4. Một người quan sát một cái phao trên mặt nước, thấy khoảng thời gian từ lần nhô lên thứ 3 đến lần nhô lên thứ 33 là 45 s và hai đỉnh sóng liên tiếp cách nhau 3m. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
A. 0,25m/s. B. 0,5m/s. C. 1,5m/s. D. 2m/s.
Câu 5. Các điểm sóng của sóng dọc có phương dao động
A. nằm ngang.
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.
Câu 6. Trong thí nghiệm đo tần số âm thanh của một âm thoa, dụng cụ số (4) được gọi là
A. Bộ khuếch tán tín hiệu.
B. Âm thoa và hộp cộng hưởng.
C. Cần rung.
B. Chuông.
Câu 7. Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là
A. tia tử ngoại.
B. tia hồng ngoại.
C. tia đơn sắc màu lục.
D. tia Rơn-ghen.
Câu 8. Trong thí nghiệm đo tần số của sóng âm, một học sinh xác định được chu kì của sóng âm trong 3 lần đo lần lượt là 2,3 ms; 2,2 ms; 2,4 ms. Tính tần số của sóng âm.
A. 455 ± 10 Hz.
B. 455 ± 13 Hz.
C. 435 ± 10 Hz.
D. 435 ± 13 Hz.
Câu 9. Chọn câu sai khi nói về giao thoa giữa hai sóng cùng phương, cùng tần số, cùng pha. Một điểm dao động với biên độ cực đại khi:
A. hiệu đường đi của hai sóng truyền tới điểm đó bằng số nguyên lần nửa bước sóng.
B. hai sóng truyền tới điểm đó cùng pha nhau.
C. hiệu đường đi của hai sóng truyền tới điểm đó bằng số nguyên lần bước sóng.
D. độ lệch pha của hai sóng truyền tới điểm đó là Δφ = 2kπ.
Câu 10. Trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng phương với phương trình u1 = 2cos(4πt) và u2 = 3cos(ωt) cm. Hiện tượng giao thoa chỉ xảy ra khi
A. ω = 4 rad/s. B. ω = 4π rad/s. C. ω = 2π rad/s. D. ω = 2 rad/s.
Câu 11. Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc của Y-âng, khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liên tiếp bằng
A. một nửa khoảng vân.
B. một khoảng vân.
C. hai khoảng vân.
D. một phần tư khoảng vân.
Câu 12. Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,75µm, khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ này là 1,5. Giá trị của λ là
A. 700nm. B. 600nm. C. 500nm. D. 650nm.
Câu 13. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng dừng?
A. Khoảng cách giữa hai nút sóng hoặc hai bụng sóng kế tiếp bằng nửa bước sóng.
B. Hình ảnh sóng dừng là những bụng sóng và nút sóng cố định trong không gian.
C. Khoảng cách giữa hai nút sóng hoặc hai bụng sóng kế tiếp bằng bước sóng λ.
D. Có thể quan sát được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây dẻo, có tính đàn hồi.
Câu 14. Đâu có thể không là nguyên nhân gây ra sai số trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm
A. Tín hiệu đầu vào bị nhiễu do yếu tố ngoại cảnh.
B. Sai số do các dụng cụ thí nghiệm.
C. Thao tác của người làm thí nghiệm.
D. Nhiệt độ phòng.
Câu 15. Tạo ra sóng dừng trên một dây, khoảng cách giữa một bụng và một nút cạnh nhau là 12 (cm). Tần số dao động là 4 (Hz). Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 12 (cm/s). B. 1,92 (m/s). C. 48 (cm/s). D. 96 (cm/s).
Câu 16. Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí, người ta đã ứng dụng hiện tượng
A. giao thoa sóng.
B. nhiễu xạ sóng.
C. truyền sóng.
D. sóng dừng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Quá trình truyền sóng là gì? Lấy ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng.
Câu 2. (1,5 điểm) Âm thanh là sóng dọc có thể lan truyền qua các môi trường rắn. Tính tần số của sóng âm có bước sóng 0,250 m truyền qua một tấm thép với tốc độ 5 060 m/s.
Câu 3. (2,5 điểm) Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng với tần số f = 10 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50 cm/s.
a) Ta có thể quan sát thấy bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB?
b) Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB cũng là số vân cực đại trong vùng giao thoa sóng của hai nguồn. Xác định số vân cực tiểu trong cùng giao thoa sóng của hai nguồn trên.
Câu 4. (1 điểm) Âm do một dây đàn ghita dài 80,0 cm phát ra có tần số nhỏ nhất là bao nhiêu để có thể quan sát thấy sóng dừng trên dây? Biết tốc độ truyền sóng trên dây đàn là 4,0.102 m/s.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | D | C | D | B | B | B | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | B | A | C | C | D | B | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) | - Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. - Ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng: Sóng biển đập vào bờ; sóng âm làm các phần tử môi trường dao động, tác động lên màng nhĩ; sóng điện từ được dùng để diệt khuẩn, tiêu diệt tế bào ung thư,… | 0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | Theo đề bài ta có: λ = 0,25 m v = 5060 m/s Tần số của sóng âm là |
0,5 điểm
1 điểm
|
Câu 3 (2,5 điểm) | a) Ta có: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB là: Nmax = 3.2 + 1 = 7 điểm b) Số vân cực tiểu trong vùng giao thoa bằng số điểm dao động với biên độ cực tiểu và bằng: Nmin = 4.2 = 8 vân. |
1 điểm
1,5 điểm |
Câu 4 (1,0 điểm) | Tần số của sóng trên dây tính bằng công thức: nên tần số sóng nhỏ nhất tương ứng với bước sóng dài nhất. Khi có sóng dừng trên dây đàn ghita (hai đầu cố định ứng với hai nút sóng) ứng với trường hợp bước sóng dài nhất thì trên dây có 1 bụng sóng. Tức là chiều dài dây đàn . Do đó, tần số nhỏ nhất của âm do dây đàn phát ra khi có sóng dừng là: . |
0,5 điểm
0,5 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
SÓNG | 1. Mô tả sóng | 2 | 1 | 1 |
| 1 |
|
| 4 | 1 | 2 | |
2. Sóng dọc và sóng ngang | 2 |
| 1 | 1 | 1 |
|
|
| 4 | 1 | 2,5 | |
3. Giao thoa sóng | 2 | 1 | 2 |
|
|
|
| 1 | 4 | 2 | 3 | |
4. Sóng dừng | 2 |
| 2 |
|
| 1 |
|
| 4 | 1 | 2,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 5 |
| |
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 |
| |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Sóng | 5 | 16 |
|
| ||
1. Mô tả sóng | Nhận biết | - Mô tả sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng. - Trình bày được quá trình truyền năng lượng của sóng. - Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của sóng. | 1 | 2 | C1 | C1,2 |
Thông hiểu
| - Rút ra được biểu thức v = λf từ định nghĩa của tốc độ, tần số và bước sóng. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức: v = λf. - Vận dụng được phương trình sóng để tính các đại lượng liên quan. |
| 1 |
| C4 | |
2. Sóng dọc và sóng ngang | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm sóng dọc, sóng ngang. - Thiết kế phương án và đo tần số của sóng. - Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền cùng tốc độ. |
| 2 |
| C5,6 |
Thông hiểu
| - So sánh được sóng dọc và sóng ngang. - Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện tử. | 1 | 1 | C2 | C7 | |
Vận dụng | - Xác định được sai số của phép đo tần số của sóng. - Nêu nguyên nhân gây sai số trong thí nghiệm đo tần số của sóng. |
| 1 |
| C8 | |
3. Giao thoa sóng | Nhận biết
| - Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa. | 1 | 2 | C3a | C9,10 |
Thông hiểu
| - Trình bày được các biểu thức xác định vị trí khoảng vân và vị trí vân giao thoa trên màn. |
| 2 |
| C11,12 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức: - Vận dụng được điều kiện giao thoa sóng, xác định cực đại, cực tiểu giao thoa. | 1 |
| C3b |
| |
4. Sóng dừng | Nhận biết
| - Giải thích được sự hình thành sóng dừng. - Thiết kế phương án và đo tốc độ truyền âm trong không khí. |
| 2 |
| C13,14 |
Thông hiểu
| - Rút ra điều kiện hình thành sóng dừng trên dây trong hai trường hợp: dây có hai đầu cố định và dây có một đầu cố định, một đầu tự do. - Nêu nguyên nhân gây sai số trong thí đo tốc độ truyền âm trong không khí. |
| 2 |
| C15,16 | |
Vận dụng | - Xác định được vị trí nút và bụng của sóng dừng. | 1 |
| C4 |
|