A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa.
- Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.
- Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.
- Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng?
- Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.
- Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.
- Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.
- Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
Câu 3: Dao động cưỡng bức là dao động của hệ
- dưới tác dụng của lực đàn hồi.
- dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
- trong điều kiện không có lực ma sát.
- dưới tác dụng của lực quán tính.
Câu 4: Một vật đang dao động cơ thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động
- không còn chịu tác dụng của ngoại lực.
- với tần số lớn hơn tần số riêng.
- với tần số nhỏ hơn tần số riêng.
- với tần số bằng tần số riêng.
Câu 5: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc
- biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
- hệ số lực cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật dao động.
- tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
- pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 6: Đối với một vật dao động cưỡng bức:
- Chu kì dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào ngoại lực.
- Biên độ dao động chỉ phụ thuộc vào ngoại lực.
- Chu kì dao động cưỡng bức phụ thuộc vào vật và ngoại lực.
- Biên độ dao động không phụ thuộc vào ngoại lực.
Câu 7: Dao động tắt dần là một dao động có:
- biên độ thay đổi liên tục.
- chu kì tăng tỉ lệ với thời gian.
- có ma sát cực đại.
- biên độ giảm dần do ma sát.
Câu 8: Trong dao động tắt dần, những đại lượng nào giảm như nhau theo thời gian?
- Li độ và vận tốc cực đại.
- Biên độ và tốc độ cực đại.
- Vận tốc và gia tốc.
- Động năng và thế năng.
Câu 9: Trong dao động cưỡng bức, biên độ của dao động cưỡng bức:
- không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực.
- giảm khi tần số ngoại lực giảm.
- đạt cực đại khi tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ dao động cưỡng bức.
- tăng khi tần số ngoại lực tăng.
Câu 10: Chọn câu trả lời sai?
- Sự cộng hưởng luôn có hại trong khoa học, kĩ thuật, đời sống.
- Trong thực tế mọi dao động là dao động tắt dần.
- Khi có cộng hưởng, biên độ dao động đạt cực đại.
- Dao động tự do có tần số bằng tần số riêng.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về dao động tắt dần là sai?
- Tần số dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng nhanh.
- Lực ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.
- Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.
- Dao động có biên độ giảm dần do lực ma sát, lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.
Câu 2: Một vật dao động tắt dần, nếu trong khoảng thời gian cơ năng của hệ giảm đi 4 lần thì biên độ dao động giảm
- 16 lần. B. 4 lần. C. 8 lần. D. 2 lần.
Câu 3: Một vật dao động tắt dần, nếu trong khoảng thời gian cơ năng của hệ giảm đi 2 lần thì vận tốc cực đại giảm
- 2 lần. B. 4 lần. C. lần. D. lần.
Câu 4: Chọn câu sai. Khi nói về dao động cưỡng bức:
- Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn.
- Dao động cưỡng bức là điều hoà.
- Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
- Biên độ dao động cưỡng bức thay đổi theo thời gian.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Một người đang đưa võng. Sau lần kích thích bằng cách đạp chân xuống đất đầu tiên thì người đó nằm yên để cho võng tự chuyển động. Chuyển động của võng trong trường hợp đó là
- tự dao động.
- dao động cưỡng bức.
- dao động tắt dần.
- cộng hưởng dao động.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? Đối với dao động cơ tắt dần thì
- cơ năng giảm dần theo thời gian.
- biên độ dao động có tần số giảm dần theo thời gian.
- tần số giảm dần theo thời gian.
- ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
Câu 7: Dao động cưỡng bức không có đặc điểm này:
- Tồn tại hai tần số trong một dao động.
- Có biên độ không đổi.
- Chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn.
- Có thể điều chỉnh để xảy ra cộng h¬ưởng.
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: “Dao động …là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân…là do ma sát. Ma sát càng lớn thì sự…cành nhanh”.
- tắt dần.
- điều hoà.
- tự do.
- cưỡng bức.
Câu 9: Chọn câu trả lời sai khi nói về dao động tắt dần:
- Dao động tắt dần của con lắc lò xo trong dầu nhớt có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.
- Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
- Nguyên nhất tắt dần là do ma sát.
- Năng lượng của dao động tắt dần không được bảo toàn.
Câu 10: Trong dao động cưỡng bức, với cùng một ngoại lực tác dụng, hiện tượng cộng hưởng sẽ rõ nét hơn nếu
- dao động tắt dần có tần số riêng càng lớn.
- ma sát tác dụng lên vật dao động càng nhỏ.
- dao động tắt dần có biên độ càng lớn.
- dao động tắt dần cùng pha với ngoại lực tuần hoàn.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.
- Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
- Chu kì của dao động cưỡng bức có thể bằng chu kì của dao động riêng.
- Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức.
Câu 12: Hai con lắc dây có độ dài bằng nhau, vật nặng của chúng có kích thước giống hệt nhau, nhưng có trọng lượng khác nhau. Thả cho hai con lắc tự do với li độ ban đầu như nhau. Chọn kết luận đúng:
- Con lắc nặng hơn dao động tắt dần nhanh hơn.
- Con lắc nặng hơn dao động tắt dần chậm hơn.
- Hai con lắc dao động tắt dần như nhau.
- Chưa đủ dữ kiện để xác định con lắc nào dao động tắt dần nhanh hơn.
Câu 13: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
- Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
- Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
- Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
- Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực cưỡng bức.
Câu 14: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức
- Dao động cưỡng bức là dao động của vật khi bị tác dụng của một ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
- Dao động cưỡng bức là dao động điều hòa.
- Biên độ của dao động cưỡng bức tỉ lệ thuận với biên độ F0 của ngoại lực và phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực.
- Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực.
Câu 15: Một con lắc lò xo có chu kỳ T0= 2s. Lực cưỡng bức nào dưới đây làm cho con lắc dao động mạnh nhất?
- F = F0 cospt.
- F = F0 cos2pt.
- F = 2F0 cos 2pt.
- F = 2F0cospt.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Hai lò xo có độ cứng k1, k2 mắc nối tiếp, đầu trên mắc vào trần một toa xe lửa, đầu dưới mang vật m = 1 kg. Khi xe lửa chuyển động với vận tốc 90 km/h thì vật nặng dao động mạnh nhất. Biết chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 m, k1 = 200 N/m, = 10. Coi chuyển động của xe lửa là thẳng đều. Độ cứng k2 bằng
- 800 N/m. B. 80 N/m. C. 40 N/m. D. 160 N/m.
Câu 2: Một con lắc đơn có chiều dài l được treo trong toa tàu ở ngay vị trí phía trên trục bánh xe. Chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 m. Khi vận tốc đoàn tàu bằng 11,38 m/s thì con lắc dao động mạnh nhất. Cho g = 9,8 m/s2. Chiều dài của con lắc đơn là
- 20 cm. B. 30 cm. C. 25 cm. D. 32 cm.
-----------Còn tiếp --------