Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều bài 3: nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Đơn vị của suất điện động là

  1. cu – lông.
  2. ampe.
  3. jun.
  4. vôn.

Câu 2: Hai điện cực trong pin điện hóa gồm

  1. hai vật dẫn điện khác bản chất.
  2. hai vật dẫn điện cùng bản chất.
  3. hai vật cách điện cùng bản chất.
  4. một vật dẫn điện, một vật cách điện.

Câu 3: Công suất định mức của các dụng cụ điện là

  1. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
  2. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
  3. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
  4. công suất trung bình của dụng cụ đó.

Câu 4: Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là

  1. A = U.I.t.
  2. A=E It .
  3. A = I.tU .
  4. A = U.It .

Câu 5: Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là

  1. P = It
  2. P = E It
  3. P = E I
  4. P = UI

Câu 6: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?

  1. Ôm kế.
  2. Vôn kế.
  3. Công tơ điện.
  4. Oát kế.

Câu 7: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện năng tiêu thụ?

A.kWh.

B.V.

C.A.

  1. Ω.

Câu 8: Chọn câu đúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với

  1. cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
  2. bình phương cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
  3. bình phương hiệu điện thế hai đầu dây dẫn, thời gian dòng điện chạy qua, điện trở đoạn mạch.
  4. hiệu điện thế hai đầu dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

Câu 9: Một số điện (1 kWh) trên công tơ điện là

A.3600J.

B.3,6.106J.

C.360kJ.

  1. 3,6 kJ.

Câu 10: Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  1. Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn.
  2. Cường độ dòng điện qua vật dẫn.
  3. Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn.
  4. Điện trở của vật dẫn.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi ?

  1. Tăng gấp đôi.
  2. Tăng gấp bốn.
  3. Giảm hai lần.
  4. Giảm bốn lần.

Câu 2: Hai bóng đèn có công suất lần lượt là P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của bóng đèn nào lớn hơn.

  1. I1 < I2 và R1 > R2.
  2. I1 > I2 và R1 > R2.
  3. I1 < I2 và R1 < R2.
  4. I1 > I2 và R1 < R2.

Câu 3: Hai đầu đoạn mạch có điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch

  1. tăng hai lần.
  2. giảm hai lần.
  3. không đổi.
  4. tăng bốn lần.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn

  1. tỉ lệ thuận với điện trở của vật.
  2. tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.
  3. tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật.
  4. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Câu 5: Cho đoạn mạch có điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là

  1. 2,4 kJ.
  2. 40 J.
  3. 24 kJ.
  4. 120 J.

Câu 6: Câu nào sau đây là sai?

  1. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
  2. Đơn vị công cũng là đơn vị suất điện động.
  3. Suất điện động của nguồn điện bằng công để di chuyển điện tích dương 1 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn.
  4. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ để di chuyển một điện tích dương từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và độ lớn q của điện tích đó.

Câu 7: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là

A.25 phút.

  1. phút

C.40 phút.

  1. D. 10 phút

Câu 8: Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng

  1. 2000J.
  2. 5J.

C.120kJ.

  1. 72kJ

Câu 9: Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 220 V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là

  1. A. 5,22 A
  2. A
  3. A
  4. 1,21 A

Câu 10: Một thiết bị tiêu thụ điện có công suất và hiệu điện thế làm việc là U = 220 V. Sử dụng dụng cụ trên trong 20 phút ở hiệu điện thế 220 V thì điện năng tiêu thụ là

  1. 5 W.
  2. 50 J.
  3. 300 J.
  4. 5 Wh.

Câu 11: Một bếp điện có ghi 220V - 1500 W. Điện năng tiêu thụ khi sử dụng bếp trong thời gian 30 phút là

  1. 22.10­­6 J
  2. 1500 kJ
  3. 750 kJ
  4. 2,7.10J

Câu 12: Một acquy có suất điện động 24 V, cung cấp một dòng điện có cường độ 2A trong thời gian 1 giờ. Tính công của nguồn điện?

A.172,8J.

B.172,8kJ.

C.1780J.

  1. 1278 J.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một đoạn mạch thuần điện trở, trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là

  1. 4 kJ.
  2. 240 kJ.
  3. 120 kJ.
  4. 1000 J.

Câu 2: Một đoạn mạch thuần điện trở có hiệu điện thế 2 đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết 1kJ điện năng là

  1. 25 phút.
  2. 50 phút.
  3. 10 phút.
  4. 4 phút.

 -----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều, trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều bài 3: nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm vật lí 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com