A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Địa hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Bằng phẳng, trên bề mặt có đồi núi cao và nhiều ô trũng.
B. Không bằng phẳng, trên bề mặt có đồi núi thấp và hệ thống đê.
C. Khá bằng phẳng, trên bề mặt có nhiều núi cao và hệ thống đê.
D. Khá bằng phẳng, trên bề mặt có đồi núi thấp, ô trũng và hệ thống đê.
Câu 2 (0,5 điểm). Loại đất có nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là:
A. đất xám phù sa B. đất phù sa.
C. đất đỏ vàng. D. đất mặn, đất phèn.
Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về đặc điểm thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
A. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và thấp dân về phía biển.
B. Hiện nay, vùng Đồng bằng Bắc Bộ vẫn đang tiếp tục được mở rộng ra biển.
C. Sông Hồng và sông Lô là hai con sông lớn của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều sông ngòi.
Câu 4 (0,5 điểm). Cho đoạn thơ:
“Tôi đi trên bờ đê sông Hồng.
Một chiều mùa đông.
Cây vàng chưa trút lá
Ruộng vừa xanh sắc mạ
Dòng sông đầy, nước đỏ phù sa”.
Hãy cho biết những cảnh vật được nhắc đến gợi đến vùng đất nào của nước ta?
A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Vùng duyên hải miền Trung.
C. Vùng Nam Bộ.
D. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 5 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây là vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
A. Dài hàng nghìn ki-lô-m
B. Nhiều nơi có độ cao từ 6 đến 8 mét.
C. Là công trình vĩ đại của con người.
D. Ngăn lũ sông, tránh thiệt hại về người và tài sản.
Câu 6 (0,5 điểm). Hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là:
A. Hoạt động trồng cây ăn quả.
B. Hoạt động nuôi trồng thủy sản.
C. Hoạt động chăn nuôi gia súc.
D. Hoạt động trồng lúa nước.
Câu 7 (0,5 điểm). Làng nghề nào của vùng Đồng bằng Bắc Bộ chuyên làm cói?
A. Làng nghề Bát Tràng (Hà Nội).
B. Làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh).
C. Làng nghề Kim Sơn (Ninh Bình).
D. Làng nghề Đồng Xâm (Thái Bình).
Câu 8 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về giá trị của sông Hồng đến kinh tế và đời sống dân cư?
A. Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất.
B. Phát triển giao thông đường thủy.
C. Nuôi trồng và khai thác thủy sản.
D. Đánh dấu nền văn minh lúa nước của dân tộc ta.
Câu 9 (0,5 điểm). Các tên gọi khác của sông Hồng là:
A. sông Cái, sông Thao, sông Mã.
B. Hồng Hà, Bạch Hạc, Nhị Hà.
C. sông Cái, sông Thao, Hoàng Hà.
D. Hồng Hà, Hoàng Hà, Nhị Hà.
Câu 10 (0,5 điểm). Triều đại nào dưới đây không chọn Hà Nội làm kinh đô?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Hậu Lê.
D. Nhà Nguyễn.
Câu 11 (0,5 điểm). Năm 1831, ai là người thành lập tỉnh Hà Nội?
A. Tổng đốc Hoàng Diệu.
B. Vua Minh Mạng.
C. Vua Lý Thái Tổ.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 12 (0,5 điểm Di tích nào dưới đây trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
A. Khuê Văn Các.
B. Khu Thái Học.
C. Khu Đại Thành.
D. Nhà bia Tiến sĩ.
Câu 13 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
A. Nhà bia Tiến Sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.
B. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
C. Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở quận Đông Anh, Hà Nội.
D. Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám có một số công trình tiêu biểu như: Khuê Văn Các, nhà bia Tiến sĩ, khu Thái Học…
Câu 14 (0,5 điểm). 82 tấm bia đá ở Văn Miếu khắc tên những người đỗ tiến sĩ dưới triều:
A. nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn.
B. nhà Lý và nhà Trần.
C. nhà Hậu Lê và thời Mạc.
D. nhà Mạc và nhà Trần.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao chiến thắng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 của nhân dân miền Bắc, trong đó có Hà Nội lại được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)