Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử địa lí 4 cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 lịch sử địa lí 4 cánh diều (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Lễ hội Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống của người dân Tây Nguyên?

A. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.

B. Tăng sự đoàn kết giữa các dân tộc.

C. Tạo không gian sinh hoạt cho người dân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Mục đích của địa đạo Củ Chi là?

A. Nơi trú ẩn của những người lính.

B. Nơi cất giữu tài liệu, vũ khí.

C. Căn cứ phục vụ kháng chiến.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người dân Nam Bộ có truyền thống gì?

A. Yêu nước.

B. Đánh nhau.

C. Ganh đua.

D. Sống hòa bình.

Câu 4 (0,5 điểm). Thành phố nào là thành phố lớn nhất trong vùng Nam Bộ?

A. Hà Nội.

B. Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Câu 5 (0,5 điểm). Nam bộ bao gồm những vùng nào?

A. Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

B. Đông Nam bộ và Bắc bộ.

C. Tây Nguyên và Bắc Bộ.

D. Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Câu 6 (0,5 điểm). Địa điểm đánh dấu hành trình Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là?

A. Bến cảng Nhà Rồng.

B. Chợ Bến Thành.

C. Đảo Cát Bà.

D. Nhà thờ Đức Bà.

Câu 7 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi được đào theo hình?

A. Bàn cờ.

B. Vòng tròn.

C. Xương cá.

D. Đường thẳng.

Câu 8 (0,5 điểm). Ngày nay, ngôi nhà Rồng đã trở thành?

A. Bào tàng Hồ Chí Minh.

B. Bảo tàng Mĩ thuật.

C. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

D. Bảo tàng nghệ thuật Việt Nam.

Câu 9 (0,5 điểm). Những sản phẩm nông nghiệp nào nổi tiếng của vùng Nam Bộ?

A. Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, điều.

B. Dứa, bưởi, hồ tiêu.

C. Lúa gạo, sầu riêng, chôm chôm.

D. Cà phê, mía đường, cao su.

Câu 10 (0,5 điểm). Đặc điểm nào của thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản?

A. Địa hình đồi lượn sóng.

B. Khí hậu nóng ẩm..

C. Đất đai màu mỡ.

D. Mạng lưới sông ngòi.

Câu 11 (0,5 điểm). Một loại bếp đặc biệt được sáng tạo vào thời kì kháng chiến là?

A. Bếp Hoàng Cầm.

B. Bếp ga.

C. Bếp điện.

D. Bếp từ.

Câu 12 (0,5 điểm). Cồng chiêng gắn liền với đời sống nào của con người?

A. Đời sống vật chất.

B. Đời sống nguyên thủy.

C. Đời sống tinh thần.

D. Đời sống công sở.

Câu 13 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi khác là?

A. Đông Dương

B. Sài Gòn.

C. Viễn Đông

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14 (0,5 điểm). Điều gì là nét văn hoá tiêu biểu của người dân Nam Bộ?

A. Chợ nổi.

B. Chợ đêm.

C. Chợ truyền thống.

D. Chợ trường học.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy hoàn thành thông tin trong trục thời gian dưới đây về một sự số sự kiện lịch sử có liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh.

 Câu 2 (1,0 điểm). Em giải thích vì sao Nam bộ trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

D

D

A

B

D

A

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

C

A

D

A

C

B

A

      B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm


Câu 1

(2,0 điểm)

-  Năm 1689: Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào phía Nam, lập nên phủ Gia Định.

- Năm 1911: Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1975: Xe tăng và pháo binh của Quân đoàn II tién thẳng vào Dinh Độc Lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

2,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Nam Bộ Có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

1,0 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU 

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

1

 

1

   

2

0

1,0

Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ

2

  

1

  

2

1

2,0

Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Nam Bộ

2

 

1

 

1

 

4

1

2,0

Bài 20. Thành phố Hồ Chí Minh

1

1

2

   

3

0

3,5

Bài 21. Địa đạo Củ Chi

2

   

1

 

3

0

1,5

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Nhận biết

- Nhận biết được đời sống tinh thần của con người Tây Nguyên gắn liền với Cồng chiêng. 

1




 

C12




 

Kết nối

- Nắm được vai trò của lễ hội Cồng chiêng đối với đời sống của người dân Tây Nguyên.

1



C1

 

Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được vị trí địa lý ở Nam bộ. 

- Nhận biết đặc điểm thiên nhiên vùng Đông Nam bộ đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản.

1



1





C5



C10





 

Kết nối

- Nắm được các loại cây được trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam bộ.

    
 

Vận dụng

- Nắm được các địa danh nổi tiếng của vùng Nam bộ.

    

Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Nam Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được thành phố lớn nhất trong vùng Nam bộ. 

- Nhận biết được sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của vùng Nam bộ

1



1





C4



C9





Kết nối

- Nắm được các nét văn hoá tiêu biểu của người dân vùng Nam bộ.

- Lý giải vì sao Nam bộ trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

1




1

C14




C2

(TL)

Vận dụng

- Hiểu được tinh thần đấu tranh chống giắc ngoại xâm của người dân Nam Bộ bắt nguồn từ truyền thống yêu nước.

1

 

C3

 

Bài 20. Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận biết

- Nhận biết được các tên gọi của thành phố Hồ Chí Minh.

1

 

C13

 

Kết nối

- Nắm được địa điểm nổi tiếng gắn liền với sự kiện nhân vật Nguyễn Tất Thành.

- Nắm được các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh

- Nêu được các sự kiện lịch sử liên quan tới thành phố Hồ Chí Minh.

1




1












1

C6




C8











C1

(TL)

Bài 21. Địa đạo Củ Chi

Nhận biết

- Nhận biết được mục đích xây dựng của công trình địa đạo Củ Chi.

- Nhận biết được các công cụ được sáng tạo trong kháng chiến

1



1

 

C2



C11

 

Vận dụng

- Nắm được địa hình công trình địa đạo Củ Chi

1

 

C7

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử địa lí 4 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử địa lí 4 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 2 lịch sử địa lí 4 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net