I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Loại cây nào thích hợp trồng ở Tây Nam Bộ?
A. Lúa, rau,cây ăn quả.
B. Cao su, cà phê, điều, hồ tiều.
C. Lúa và cây công nghiệp.
D. Cây cao su và cây điều.
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao Nguyễn Tất Thành lại lựa chọn bến cảng Nhà Rồng là nơi ra đi tìm đường cứu nước?
A. Vì đây là nơi có nhiều cảnh đẹp.
B. Vì đây là nơi thuận lợi để sang Pháp.
C. Vì đây là nơi có nhiều trường học.
D. Vì đây là nơi Bác được chỉ định.
Câu 3 (0,5 điểm). Cồng chiêng được người Tây Nguyên coi là ngôn ngữ giao tiếp của con người với?
A. Động vật.
B. Thế giới siêu nhiên.
C. Thiên nhiên.
D. Con người.
Câu 4 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi được xây dựng vào thời gian nào?
A. Thời nhà Nguyễn.
B. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
C. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
D. Những năm 2000.
Câu 5 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời Pháp thuộc được mệnh danh là?
A. Hòn ngọc viễn đông.
B. Con rồng châu Á.
C. Viên ngọc biển cả.
D. Xứ hoa anh đào.
Câu 6 (0,5 điểm). Vận tải đường sông thông qua phương tiện nào ở vùng Nam Bộ?
A. Xe hơi.
B. Xe máy.
C. Xuồng, ghe.
D. Tàu hỏa.
Câu 7 (0,5 điểm). Tình trạng gì thường xảy ra ở Nam Bộ vào mùa khô?
A. Thiếu nước ngọt.
B. Mưa nhiều.
C. Nắng nóng.
D. Bão nhiệt đới.
Câu 8 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?
A. Phía Bắc.
B. Phía Nam.
C. Phía Đông.
D. Phía Tây.
Câu 9 (0,5 điểm). Thực dân Pháp thành lập thành phố Sài Gòn nhằm mục đích gì?
A. Cướp bóc, tàn phá người dân.
B. Truyền bá các tư tưởng mới mẻ vào Việt Nam.
C. Phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa.
D. Giúp đỡ người dân phát triển kinh tế.
Câu 10 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ tiếp giáp với quốc gia nào?
A. Lào.
B. Myanmar.
C. Cam-pu-chia.
D. Thái Lan..
Câu 11 (0,5 điểm). Cây ăn quả tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Trung du và miền núi Bắc bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.
Câu 12 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi là công trình?
A. Hệ thống đường cao tốc.
B. Hệ thống xe lửa.
C. Hệ thống đường vượt biển.
D. Hệ thống đường hầm.
Câu 13 (0,5 điểm). Những dân tộc nào sinh sống chung trong vùng Nam Bộ?
A. Kinh, Hoa, Chăm.
B. Khmer, Chăm, Mường.
C. Kinh, Khmer, Hoa, Chăm.
D. Khmer, Hoa, Mường.
Câu 14 (0,5 điểm). Người dân Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng với tần suất như thế nào?
A. Chỉ dùng khi có khách quý.
B. Chỉ dùng trong các lễ hội lớn.
C. Có thể sử dụng hằng ngày.
D. Chỉ sử dụng vào mùa xuân.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về việc đào hầm và chống càn quét ở địa đạo Củ Chi.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên một số con sông lớn ở vùng Nam bộ và nêu ý nghĩa của những con sông đó đối với đời sống của người dân?
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | B | B | B | A | C | A |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | C | C | B | D | A | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Các tỉnh trồng lúa chính: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ... - Vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ: đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, đồng thời suất khẩu gạo sang các nước khác. | 1,0 điểm
1,0 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | - Việc đào hầm ở địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân củ chi đã kiến tạo được một hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng xuyên trong lòng đất. - Suốt một thời gian dài, địch liên tục tấn công đánh phá vùng căn cứ vào hệ thống điện đạo hết sức khóc liệt, bằng nhiều thủ đoạn. Tuy nhiên, quân và dân củ chi vẫn chiến đấu anh dũng và giành thắng lợi vẻ vang. | 0,5 điểm
0,5 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số |
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | 1 | | | | 1 | | 2 | 0 | 1,0 |
Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ | 2 | | 1 | | 1 | | 4 | 0 | 2,0 |
Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Nam Bộ | 2 | 1 | 1 | | | | 3 | 1 | 3,5 |
Bài 20. Thành phố Hồ Chí Minh | 1 | | 2 | | | | 3 | 0 | 1,5 |
Bài 21. Địa đạo Củ Chi | 2 | | | 1 | | | 2 | 1 | 2,0 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL |
Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | Nhận biết | - Nhận biết được tần suất sử dụng cồng chiêng của người Tây Nguyên. | 1
| | C14 | |
Vận dụng | - Hiểu được cồng chiêng là công cụ giao tiếp giữa con người với thế giới siêu nhiên. | 1 |
| C3 | |
Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ | Nhận biết | - Nhận biết vị trí của địa lí vùng Nam bộ. - Nhận biết được quốc gia tiếp giáp với vùng Nam bộ. | 1
1
| | C8
C10 | |
Kết nối | - Nắm được các loại cây thích hợp trồng ở Tây Nam bộ. | 1 | | C1 | |
Vận dụng | - Hiểu được tình trạng vào mùa khô ở Nam bộ. | 1 | | C7 | |
Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Nam Bộ | Nhận biết | - Nhận biết vùng trồng cây ăn quả ở Nam bộ. - Nhận biết được các phương tiện giao thông ở vùng Nam bộ. - Nêu được tên các tỉnh Trung lúa và vai trò của động sản xuất lúa ở vùng Nam bộ. | 1
1 |
1 | C11
C6 |
C1 (TL) |
Kết nối | - Nắm được các dân tộc sinh sống ở vùng Nam bộ. | 1 | | C13 | |
Bài 20. Thành phố Hồ Chí Minh | Nhận biết | - Nhận biết rên gọi của thành phố Hồ Chí Minh dưới thời Pháp thuộc. | 1 | | C5 | |
Kết nối | - Nắm được mục đích thực dân Pháp thành lập thành phố Sài Gòn. - Lý giải vì sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn bến cảng nhà Rồng là nơi ra đi tìm đường cứu nước. | 1
1 |
| C9
C2
| |
Bài 21. Địa đạo Củ Chi | Nhận biết | - Nhận biết được hệ thống công trình địa đào Củ Chi. - Nêu được thời gian xây dựng công trình địa đào Củ Chi. | 1
1 | | C12
C4 | |
Kết nối | - Nêu cảm nghĩa về việc đào hầm và chúng càn quét ở địa đạo Củ Chi. | | 1 | | C2 (TL) |