BÀI 5: ĐỀN HÙNG VÀ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Khu di tích đền Hùng nằm ở đâu?
- Tuyên Quang.
- Hà Nội.
- Phú Thọ.
- Ninh Bình.
Câu 2. Công trình kiến trúc của đền Hùng gồm có?
- Đền Tổ Mẫu Âu Cơ.
- Đền Thượng.
- Lăng Vua Hùng.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Lễ giỗ tổ đền Hùng được tổ chức vào ngày nào?
- Ngày 10/2 hằng năm.
- Ngày 10/3 hằng năm.
- Ngày 10/4 hằng năm.
- Ngày 10/5 hằng năm.
Câu 4. Lễ hội đền Hùng được tổ chức nhầm mục đích gì?
- Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vị vua Hùng.
- Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao những vị anh hùng thời Lý.
- Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao những vị anh hùng thời Trần.
- Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao những vị anh hùng thời Lê.
Câu 5. Giỗ tổ Hùng Vương – lễ hội đền Hùng gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Gồm có một phần là phần lễ.
- Gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.
- Gồm có ba phần là phần mở đầu, phần lễ và phần hội.
- Gồm có bốn phần là phần mở đầu, phần lễ, phần hội và phần kết thúc.
Câu 6. Phần lễ của giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng gồm có?
- Rước kiệu, cầu khấn và phát cơm.
- Rước kiệu, dâng hương và phát cơm.
- Rước kiệu, dâng hương và rải tiền vàng.
- Rước kiệu, lễ tế và dâng hương.
Câu 7. Phần hội của ngày giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng có hoạt động biểu diễn nào?
- Biểu diễn nghệ thuật,
- Thi đấu thể thao.
- Tổ chức các trò chơi dân gian.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 8. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm chính thức trở thành ngày Giỗ tổ Hùng Vương từ bao giờ?
- Nhà Trần
- Nhà Lý
- Nhà Nguyễn
- Nhà Lê
Câu 9. Đâu không phải là truyền thuyết về thời Hùng Vương?
- Mị Châu – Trọng Thuỷ.
- Sơn Tinh – Thủy Tinh.
- Bánh chưng bánh giày.
- Con rồng cháu tiên
Câu 10. Đâu là công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng?
- Chùa Một Cột.
- Đền Bà Chúa.
- Lăng Vua Hùng.
- Cổng Sen Vàng.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Tên gọi của nước ta dưới thời các vua hùng là?
- Âu Lạc.
- Chăm-pa.
- Văn Lang.
- Đại Cồ Việt.
Câu 2. Triều đại các vua hùng được truyền ngôi qua bao nhiêu đời vua?
- 17 đời vua.
- 18 đời vua.
- 19 đời vua.
- 20 đời vua.
Câu 3. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của nước ta là ai?
- Lạc Long Quân
- Kinh Dương Vương
- Hùng Vương
- An Dương Vương
Câu 4. Loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là?
- Bánh gai, bánh tổ
- Bánh giò, bánh tiêu
- Bánh tét, bánh bò
- Bánh chưng, bánh dày
Câu 5. Theo truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên“ thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là?
- Hùng Vương
- An Dương Vương
- Thủy tinh
- Sơn tinh
Câu 6. Sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự mà đoàn rước kiệu Đền Hùng đi qua.
1) Nghĩa Lĩnh.
2) Đền Hạ.
3) Đền Thượng.
4) Đền Trung.
5) Cổng Đền Hùng.
- 1 – 5 – 2 – 4 – 3.
- 5 – 4 – 2 – 3 – 1.
- 4 – 3 – 1 – 2 – 5.
- 3 – 1 – 5 – 2 – 4.
Câu 7. Ngày giỗ tổ Hùng Vương được bắt đầu từ năm nào?
- Năm 1915.
- Năm 1916.
- Năm 1917.
- Năm 1918.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Di tích lịch sử đền Hùng được công nhận là “Di tích quốc gia đặc biệt” vào năm nào?
- Năm 2006.
- Năm 2007.
- Năm 2008.
- Năm 2009.
Câu 2. Bài hát nào sau đây liên quan đến giỗ Tổ?
- Quê hương Việt Nam.
- Dòng máu lạc hồng.
- Tiến quân ca.
- Làng tôi.
Câu 3.Các câu chuyện truyền thuyết thời Hùng Vương thường dạy chúng ta những đức tính tốt đẹp nào?
- Uống nước nhớ nguồn.
- Cần cù lao động.
- Yêu nước thương dân.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4. Đâu là nét đẹp văn hóa trong ngày giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng?
- Thi rồi bánh chưng, bánh giày.
- Thi đan tre.
- Thi may áo.
- Thi giải câu đố.
Câu 5. Bánh chưng, bánh giày tượng trưng cho triết lý nào của người Việt:
- Uống nước nhớ nguồn.
- Thờ mẹ kính cha.
- Âm dương hoà hợp.
- Nhớ ơn công lao thầy cô.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Câu nói “ Các vua hùng đã có công dựng nước/ bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước“ là câu nói của ai?
- Tôn Đức Thắng.
- Hồ Chí Minh.
- Phạm Văn Đồng.
- Võ Nguyên Giáp.
Câu 2. Ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống quý báu nào của dân tộc ta?
- Uống nước nhớ nguồn.
- Tôn sư trọng đạo.
- Hiếu thảo với cha mẹ.
- Cần cù lao độn .
Câu 3. Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống nào?
- Nhân ái, yêu chuộng hòa bình.
- Kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.
- Nhân đạo, yêu thương con người.
- Yêu nước và đoàn kết, hướng về cội nguồn.