Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử địa lí 4 cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 lịch sử địa lí 4 cánh diều (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Các bức vẽ, bức ảnh được vẽ hoặc chụp lại các sự kiện, nhân vật lịch sử, sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể gọi là:

A. Ảnh lịch sử.

B.Tranh ảnh.

C. Hiện vật.

D. Ảnh minh họa. 

Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Xương Giang được tổ chức ở:

A. Bắc Giang.

B. Hà Giang.

C. Yên Bái.

D. Cao Bằng. 

Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu không phải đặc điểm khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Khí hậu có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ và mùa đông. 

B. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa

C. Quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. 

D. Mùa đông có nhiệt độ thấp nhất cả nước. 

Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm sông ngòi:

A. Ít sông suối, chủ yếu là các thác nước. 

B. Có nhiều sông suối, nước phù sa bồi đắp ven sông.

C. Có nhiều sông suối, thác ghềnh, nước chảy mạnh.

D. Ít sông suối, hầu hết là các sông nhỏ, khe suối. 

Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về kinh tế ở địa phương em, em có thể tìm hiểu theo các ý chính nào?

A. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 

B.  Nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.

C. Nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp. 

D. Công nghiệp, dịch vụ, thương mại. 

Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về trang phục của người dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Trang phục nam thường đơn giản và có màu sẫm.

B. Trang phục nữ thường may, thêu, trang trí rất công phu.

C. Trang phục đơn giản chỉ có một màu sắc đặc trưng cho dân tộc.

D. Trang phục nữ có nhiều màu sắc sặc sỡ. 

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây có nội dung nào?

A. Khai thác quặng

B. Khai thác than 

C. Khai thác sắt

D. Khai thác thiếc

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những mục đích khi mọi người đến chợ phiên vùng cao?

A. Mua bán, trao đổi hàng hóa. 

B. Gặp gỡ bạn bè, giao duyên.

C. Lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục...

D. Quảng bá văn hóa, vẻ đẹp trang phục của dân tộc mình đến du khách. 

Câu 9 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về món ăn đặc trưng của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?

A. Tên món ăn, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận về món ăn. 

B. Tên món ăn, nguyên liệu, cách chế biến, cách bảo quản và sử dụng. 

C. Tên món ăn, cách chế biến, lợi ích của món ăn đối với sức khỏe. 

D. Tên món ăn, thành phần món ăn, sự nổi tiếng của món ăn. 

Câu 10 (0,5 điểm). Những cách khai thác khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Khai thác mỏ lộ thiên và khai thác lòng đất. 

B. Khai thác hầm lò và khai thác lòng đất.

C. Khai thác mỏ lộ thiên và khai thác hầm lò. 

D. Khai thác thuốc nổ và khai thác lộ thiên. 

Câu 11 (0,5 điểm). Ngày 10/3 âm lịch được chọn làm ngày giỗ tổ Hùng Vương từ thời nhà:

A. Nguyễn.

B. Trần. 

C. Đinh.

D. Tiền Lê. 

Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

Nét đẹp văn hóa Mường Lò - Nghĩa Lộ

A. Điệu xòe vòng.

B. Điệu xòe nón. 

C. Điệu xòe khăn.

D. Điệu xòe tính tẩu. 

Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những công trình trong quần thể di tích Đền Hùng?

A. Đền vua Hùng.  

B. Giếng cổ.

C. Đền Giếng.

D. Chùa Thiên Quang. 

Câu 14 (0,5 điểm). Điệu xòe phổ biến nhất của người Thái ở vùng núi phía Bắc là:

A. Xòe quạt. 

B. Xòe sạp. 

C. Xòe khăn.

D. Xòe vòng. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Nêu hiểu biết về lễ hội Lồng Tồng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

 Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về công lao của các Vua Hùng và truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ  CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

A

C

B

D

B

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

D

A

C

A

A

A

D

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Lễ hội Lồng Tồng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

+ Lễ hội Lồng Tồng còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...để cầu trời cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

+ Lễ hội thường được tổ chức vào đầu mùa xuân.

+ Hoạt động chính của lễ hội là nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,...

+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,....



0,5 điểm



0,5 điểm

0,5 điểm



0,5 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Đoạn văn phải đảm bảo các ý sau:

+ Thể hiện cảm nghĩ về công lao của các Vua Hùng đối với dân tộc.

+ Thể hiện cảm nghĩ về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương: biết ơn, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, yêu thương,...


0,5 điểm


0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

1

     

1

0

0,5

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM 

(TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Bài 2. Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

2

     

2

0

1,0

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Bài 3. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

 

1

   

2

0

1,0

Bài 4. Dân cư và hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

3

1

2

 

2

 

7

1

5,5

Bài 5. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

1

 

1

1

  

2

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0 

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

MỞ ĐẦU

1

0

  

1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Nhận biết

Nhận biết được tranh ảnh là hình vẽ thể hiện trực quan mối quan hệ về số liệu của các đối tượng. 

1

 

C1

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

2

0

  

2. Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Nhận biết

- Nhận biết được câu hỏi có thể đặt ra khi tìm hiểu về kinh tế ở địa phương em.

- Nhận biết được nội dung có thể kể về món ăn tiêu biểu của địa phương em.

2

 

C5

C9

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

11

2

  

3. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết 

Nhận biết được đặc điểm sông ngòi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

 

C4

 

Kết nối

Nêu được ý không phải đặc điểm khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

 

C3

 

Vận dụng

     

4. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được lễ hội Xương Giang được tổ chức ở Bắc Giang.

- Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

- Nhận biết Xòe vòng là điệu xòe phổ biến nhất của người Thái ở vùng núi phía Bắc.

- Nêu hiểu biết về lễ hội Lồng Tồng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3

1

C2 

C10

C14

C1

Kết nối

- Chọn được ý không đúng khi nói về trang phục của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

- Nêu được câu không thể hiện một trong những mục đích của những người đến chợ phiên vùng cao. 

2

 

C6

C8

 

Vận dụng

- Nêu được nội dung ảnh minh họa. 

- Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa.

2

 

C7

C12

 

5. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Nhận biết

Nhận biết được ngày 10/3 được chọn làm ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương từ thời nhà Nguyễn. 

1

 

C11

 

Kết nối

- Nêu được công trình không thuộc quần thể di tích Đền Hùng.

- Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về công lao của các Vua Hùng và truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

1

1

C13

C2

Vận dụng

     

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử địa lí 4 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử địa lí 4 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 1 lịch sử địa lí 4 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net