Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - KNTT

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

…Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

 

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

 

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

(Lưu Quang Vũ – Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, 2014, Tr.901)

Câu 1 (1 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (1 điểm). Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một phép tu từ trong khổ 1.

Câu 3 (1 điểm). Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì?

Câu 4 (2 điểm). Theo anh chị tác giả gửi gắm thông điệp gì từ đoạn thơ trên? (trình bày bằng đoạn văn 12 – 15 dòng)

  1. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

 Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

1.0 điểm

Câu 2

- Một phép tu từ trong khổ thơ 1: so sánh tiếng Việt “Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ”.

- Tác dụng: biện pháp tu từ so sánh làm cho đoạn thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó, so sánh tiếng Việt với “tiếng sáo”, với “dây đàn máu nhỏ” cho ta thấy sự quý giá, âm thanh đặc sắc của tiếng Việt, Tiếng Việt mang cả văn hóa, cả máu xương của dân tộc.

1.0 điểm

Câu 3

- Đoạn thơ trên nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt và tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho ngôn ngữ dân tộc. 

1.0 điểm

Câu 4

Tác giả gửi gắm tình yêu và sự trân trọng, tự hào, ca ngợi về tiếng mẹ đẻ.

* Giải thích: tiếng mẹ đẻ - là tiếng nói của cá nhân được thừa hưởng từ gia đình, quê hương nơi mình sinh ra.

* Phân tích, bàn luận vấn đề: thể hiện rõ ràng nhận xét, suy nghĩ của bản thân về những xúc cảm sâu sắc, chân thành những cảm xúc sâu sắc, chân thành mà nhà thơ đã bộc lộ trong đoạn trích

* Liên hệ và bài học: rút ra liên hệ bản thân và bài học cụ thể.

  1. điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm

  • Giải quyết vấn đề

Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

- Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính:

+ Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta. (Người chết như ngả rạ, những xác người còng queo bên đường, tiếng qụa gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác người chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ….)

+ Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trận trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người, thấm đẫm giá trị nhân đạo

+ Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái “tặc lưỡi” của Tràng có phần liều lĩnh khi Tràng đưa vợ về nhà…; Cảm giác “mơn man khắp da thịt”, “êm ái lơ lửngnhư người vừa ở trong giấc mơ đi ra”; Chưa bao giờ hắn cảm thấy yêu và gắn bó với căn nhà này đến thế) Tràng lấy vợ để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai.

+ Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người Vợ nhặt (Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, bỏ qua ý thức về danh dự…). Người vợ nhặt đi theo Tràng cũng để trốn chạy cái đói, cái chết, để hướng đến sự sống và hạnh phúc gia đình.

+ Bà cụ Tứ, một bà lão “gần đất xa trời” nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau nhen lên niềm hi vọng cho dâu con, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cái.

+ Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật ( hình ảnh lá cờ đoe bay vấn vương trong tâm trí Tràng)

- Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người:

+ Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo (đãi người dàn bà lạ một chặp bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con… tình nghĩa thái đọ và trách nhiệm.

+ Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử…

+ Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm…

* Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng.

- Giá trị nhân đạo đã làm nên sức sống bất diệt của Vợ nhặt.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

1

0

1

0

5

10

Điểm số

0

2

0

1

0

1

0

5

0

10

10

Tổng số điểm

2.0 điểm

20%

1.0 điểm

10%

1 điểm

10%

5 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?.

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì?

1

 

 

C2

 

Vận dụng

Theo anh chị tác giả gửi gắm thông điệp gì từ đoạn thơ trên? (trình bày bằng đoạn văn 12 – 15 dòng)

1

 

 

C4

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một phép tu từ trong khổ 1.

 

 

 

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com