Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - KNTT

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Tôi từng nói “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ sẽ thay đổi khi chính tôi thay đổi.

Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy hỏi: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.

Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do, niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó. Bạn đâu phải là một cái cây.

Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cú điều gì ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn.

Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.

Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì?

Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm.

Đích đến thì không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy!

Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội.

(Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động)

Câu 1 (1 điểm): Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì?

Câu 2 (1 điểm): Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức?

Câu 3 (1 điểm): Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm?

Câu 4 (2 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm: mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi không? Vì sao?

  1. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

 Câu 1 (5.0 điểm): Hãy viết bài văn thuyết minh về cuộc đời cũng như sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện trong danh sách “Tôi nên làm”

1.0 điểm

Câu 2

- Chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức vì con người chúng ta được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn

1.0 điểm

Câu 3

- Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa chọn rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiền ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện.

1.0 điểm

Câu 4

-  HS có thể hiện qua điểm đồng tình hay không tùy theo nhưng phải đưa ra lí lẽ thuyết phục. 

Đồng tình với ý kiến “Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi”.

- Vì: Nếu chúng ta không thay đổi trong (cảm xúc, nhận thức, hành động) thì mọi thứ khác có thay đổi cũng chẳng khiến ta thay đổi được.

  1. điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn thuyết minh

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu khái quát đôi nét về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả.

  • Giải quyết vấn đề

*Cuộc đời:

+ Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng…

+ Thời hoàng kim ấy tồn tại không được bao lâu. Loạn lạc xảy ra, gia đình ly tán, Nguyễn Du sớm phải gánh chịu nhiều mất mát..

+ Lên 11 tuổi, Nguyễn Du mất cha. Hai năm sau, mẹ ông cũng qua đời. Từ đó, Nguyễn Du lưu lạc khắp nơi trong nhân gian.

+ Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, vốn sống vô cùng phong phú, thông thuộc kinh sách cổ kim, tầm chương trích cú cũng vô cùng xuất sắc

+ Sống trong thời đại với nhiều biến động dữ dội, cộng với tấm lòng thương người vô hạn khiến cho cuộc đời Nguyễn Du quay cuồng như một cơn bão tố. Ông vừa muốn tận trung với triều đình theo lí tưởng nho gia, vừa hướng về những số phận đau thương, bất hạnh; vừa muốn bảo vệ quyền lực phong kiến lại vừa muốn thực thi công lí ở đời…..

  • * Sự nghiệp văn học

+ Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

Sáng tác chữ Hán, bao gồm:

– Thanh Hiên thi tập (gồm 78 bài), viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.

– Nam trung tạp ngâm (gồm 40 bài thơ), làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.

– Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc, gồm 131 bài thơ), viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

Sáng tác chữ Nôm, gồm có:

– Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), tức Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát.

– Văn chiêu hồn (nguyên có tên là Văn tế thập loại chúng sinh, nghĩa là Văn tế mười loại người), là một ngâm khúc gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát.

– Thác lời trai phường nón (gồm 48 câu), cũng được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.

– Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ () gồm 98 câu, viết theo lối văn tế…

* Đánh giá:

+ Nguyễn Du nổi bậc giữa bầu trời văn chương như một ngôi sao rực rỡ với ánh sáng lạ thường.

+ Xét về nội dung, nét nổi bậc trong sáng tác Nguyễn Du chính là sự đề cao xúc cảm, dạt dào tình người.

+ Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du tỏ ra uyên bác và thâm thúy cả những thể loại thơ cổ Trung Quốc lẫn thơ dân tộc

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

0

1

0

3

3

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

-Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

  •  Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

 

 

C2

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

Thông điệp từ văn bản

1

 

 

C4

 

Vận dụng cao

  • Hiểu được nội dung văn bản muốn truyền tải đồng thời rút ra những nhận xét suy ngẫm của bản thân.

1

 

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện ( chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

  • Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com