Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 8)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 8). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - KNTT

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

MÙA HOA MẬN

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ

 

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già hối hả làm đu

 

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường* ủ nếp hương

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về…

Tháng Chạp, 2006

(Chu Thùy Liên, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2009)

* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện

Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì?

Câu 3: (1.0 điểm): Câu thơ Cành mận bung cánh muốt được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ mang ý nghĩa gì?

Câu 4 (1.0 điểm): Câu thơ cuối bài: Cho người đi xa nhớ lối trở về… gợi trong em tình cảm gì đối với quê hương?

PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Tưởng tượng mình là một người đi xa đã nhớ lối trở về quê hương. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) để ghi lại cảm xúc, tình cảm diễn ra trong tâm hồn.

Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích những mâu thuẫn trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn trong đoạn trích.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

0.5 điểm

Câu 2

- Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về: Yêu khung cảnh mùa xuân vui tươi, ấm cúng thân thương của quê hương.

0.5 điểm

Câu 3

- Câu thơ Cành mận bung cánh muốt mang ý nghĩa:

+ Nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân vùng Tây Bắc.

+ Tạo ra giọng điệu tươi vui cho lời thơ.

+ Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ.

1.0 điểm

Câu 4

- Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. 

- Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. 

  1.  điểm

B.PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

  • Giải thích:

+ Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người, nơi gắn liền với thời thơ ấu của mỗi con người, nơi nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão tuổi trẻ, nơi có người thân đang đợi ta trở về.

+ Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen.

+ Người đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình.

  • Người đi xa luôn có một nỗi niềm khắc khoải, mong muốn được trở về quê hương.

  • Bình luận:

+ Nêu cảm xúc khi xa quê: nhớ về quê hương, nhớ những tháng ngày tuổi thơ êm đềm, nhớ về những ngày hè thả diều trên cánh đồng, nhớ những điều bình dị, gần gũi,… => Những điều đó là sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

+ Nêu tình cảm đối với quê hương: Yêu thương, nâng niu, muốn quê hương phát triển tốt đẹp hơn,…

+ Phê phán những người lãng quên quê hương của mình, có thái độ chê bai, thờ ơ đối với nơi nuôi dưỡng mình.

  • Bài học nhận thức:

+ Cần phải nỗ lực học tập thật tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn.

+ Cống hiến sức mình cho quê hương.

2.0 điểm

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

5.0 điểm

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích những mâu thuẫn trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu vài nét về Nguyễn Huy Tưởng

+ Giới thiệu khái quát vở kịch Vũ Như Tô, đặc biệt là đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Dẫn dắt vấn đề

*Luận điểm 1: Bối cảnh và mâu thuẫn của vở kịch

- Bối cảnh: Viết về sự kiện trong khoảng thời gian từ năm 1516 - 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực, khi đó ở kinh thành Thăng Long, xảy ra mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình, cùng lúc đó kiến trúc sư đại tài Vũ Như Tô lại cho xây dựng Cửu Trùng Đài đồ sộ và tốn kém. Khi công trình tâm huyết của mình bị thiêu rụi, Vũ Như Tô bất lực và đau đớn. 

- Mâu thuẫn của vở kịch:

+ Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe vua Lê Tương Dực; giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ.

+ Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với nhân dân lao động đồng thời là mâu thuẫn nội tâm Vũ Như Tô. 

* Luận điểm 2: Cụ thể các mâu thuẫn

- Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với tên vua bạo chúa Lê Tương Dực:

+ Phe nổi loạn bao gồm hầu hết những tầng lớp trong xã hội, từ dân chúng đến thợ xây dựng Cửu Trùng Đài.

+ Tên vua Lê Tương Dực: Không chăm lo cho đời sống dân chúng mà ăn chơi sa đọa.

=> Mâu thuẫn: Chỉ vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà hắn cho lệnh tăng sưu thuế, bắt thợ giỏi, hành hạ những người chống đối khiến nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng, xung đột ngày càng dâng cao đã gây ra hậu hỏa kinh hoàng cho triều đình. 

- Mâu thuẫn giữa các phe nội phản trong triều đình:

+ Phe cánh đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau là Ngô Hạch, An Hòa Hầu dấy binh nổi loạn, lôi kéo người làm phản, giết Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Đan Thiềm, phá hủy Cửu Trùng Đài.

+ Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ trong triều đình.

- Mâu thuẫn gay gắt nhất là giữa Vũ Như tô với nhân dân lao động:

+ Nhân dân với tầm nhìn thực tế, lợi ích nhất thời, thiết thực.

+ Người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô: Yêu cái đẹp, hoài bão lớn, tâm huyết nhiều nhưng tài năng thể hiện không đúng chỗ, đúng lúc; không ý thức được hậu quả khôn lường xuất phát từ phía đại chúng. 

=> Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo của mình. 

- Mâu thuẫn trong nội tâm Vũ Như Tô: Cũng chính là bắt nguồn từ người dân và thợ thuyền

+ Người dân: Phải chịu cuộc sống đói khổ, bị hành hạ, bóc lột nên oán giận vua và kẻ khởi xướng xây dựng Cửu Trùng Đài.

+ Kiến trúc sư: Chỉ say sưa với tác phẩm của mình, quên đi thực tại của nhân dân.

=> Khi công trình bị thiêu rụi, người nghệ sĩ vẫn nghĩ mình vô tội, một lòng sống chết bảo vệ công trình dang dở, vẫn khăng khăng tin bản thân quang minh chính đại.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao

- Sử dụng ngôn ngữ và hành động để khắc họa tính cách nhân vật.

- Kết luận: Khái quát lại vấn đề

- Hướng dẫn chấm:

+ Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

+ Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

+ Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

2

 

 

0

1

0

4

3

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

2

0

2

0

1

0

6

10

Điểm số

0

0.5

0

1.5

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

0.5 điểm

5%

1.5 điểm

15%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

2

0

 

 

C2,4

 

Vận dụng cao

  • Xác định ý nghĩa của câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài

1

0

 

C3

VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng 

 

-Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

 -Thông điệp từ văn bản

1

 

 

C1 phần tự luận

*Nhận biết:

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đánh giá mâu thuẫn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và cách hóa giải mâu thuẫn

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá cảnh cho chữ; vấn đề nghị luận.

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Khái quát về mâu thuẫn trong tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc điểm nổi bật của tác phẩm  ( thể loại, phong cách ngôn ngữ...)

- Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm (bối cảnh mâu thuẫn, và cách hóa giải mâu thuẫn)

*Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Nhận xét về nội dung nghệ thuật của tác phẩm: vị trí, đóng góp của tác giả

1

 

 

C2 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com