Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 7)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 7). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - KNTT

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

          Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.

          Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực! 

          Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực. …

 (Trích Khi học trò nhởn nhơ trước nạn bạo lực học đường, dantri.com.vn)

Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, biểu hiện của “thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ” của học trò khi chứng kiến cảnh bạo lực học đường là gì?

Câu 3: (1.0 điểm): Theo anh/chị, bạo lực học đường gây ra những hậu quả gì?

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị hãy nêu ít nhất hai biện pháp để hạn chế bạo lực học đường theo quan điểm riêng của mình.

PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích “tiếng chửi” của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0.5 điểm

Câu 2

- Biểu hiện của “thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ” của học trò khi chứng kiến cảnh bạo lực học đường là:

+ Quanh các vụ đánh nhau không thiếu những cô cậu học trò đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. 

+ Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó.

0.5 điểm

Câu 3

- Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.

1.0 điểm

Câu 4

- Biện pháp để hạn chế bạo lực học đường:

+ Đối với học sinh: tích cực rèn luyện kĩ năng sống, học cách kiềm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào tình nguyện do nhà trường tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trường lớp. Học sinh cũng cần phải nhận thức rõ các hành vi bạo lực, tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra phải kịp thời thông báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để can thiệp và xử lý kịp thời.

+ Đối với giáo viên: Giáo viên cần chủ động quan tâm, theo dõi tình hình của các em học sinh trong lớp. Phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh. Đồng thời, có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tăng cường tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường, tạo môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh.

  1.  điểm

B.PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

  • Giải thích:

+ Vô cảm: Không có cảm xúc trước các sự việc diễn ra trong cuộc sống. Biểu hiện của nó đa dạng: thấy người bị tai nạn làm ngơ không cứu, dửng dưng trước những vất cả, cực nhọc của cha mẹ…

  • Bình luận: 

Biểu hiện của hiện tượng vô cảm:

* Trong gia đình

+ Đua đòi ăn chơi, chạy theo chúng bạn, thấy bạn bè có gì mình cũng phải có đó, không quan tâm đến hoàn cảnh thực tế của gia đình.

+ Thờ ơ với các thành viên trong gia đình: cha mẹ ốm đau không quan tâm, hỏi han, chăm sóc…

* Trong nhà trường

+ Dửng dưng trước những điều sai trái: thấy bạn quay cóp xem như không có gì xảy ra, trước nạn bạo lực học đường thì đứng xem, thậm chí cổ vũ, quay clip up lên mạng…

* Ngoài xã hội

+ Vô cảm, dửng, dưng trước những số phận đáng thương trong cuộc sống; vô cảm trước công sức của người lao động, do vậy dễ dàng xem thường họ, có những phát ngôn không hay, có những hành động xấu (xả rác bừa bãi, các hành vi phá hoại tài sản công cộng…); vô cảm trước sự an nguy của cộng đồng.

Tác hại của thói vô cảm

+ Thói vô cảm khiến giới trẻ dễ dàng làm điều ác.

+ Thói vô cảm làm tan rã các mối quan hệ xã hội, khiến giới trẻ càng ngày càng cô đơn, lạc lõng

+ Thói vô cảm khiến giới trẻ dễ dàng thỏa hiệp với cái tiêu cực, cổ xúy cho cái tiêu cực è tiếp tay cho cái ác phát triển, làm hại xã hội.

  • Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng tốt đẹp về bộ đội cụ Hồ. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu, ở họ là lòng dũng cảm, gan dạ, là tình yêu quê hương, đất nước.

  • Tuổi trẻ ngày nay phải sống có mục đích, có lý tưởng – nhất là phải có lòng yêu nước.

  • Bài học nhận thức:

+ Bản thân giới trẻ: Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, giàu tìn yêu thương. Biết chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ người khác. Tránh xa những thú vui, cám dỗ tầm thường, chuyên tập học tập, rèn luyện và lao động. Sống có ý chí, nghị lực, ước mơ, lý tưởng cao đẹp và hoài bão lớn lao.

+ Về phía gia đình: Quan tâm, chăm sóc con em mình một cách đúng mực, dạy các em hiểu về các giá trị sống như lòng vị tha, lòng nhân ái, biết tôn trọng người khác…

2.0 điểm

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

5.0 điểm

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích “tiếng chửi” của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và nội dung cần phân tích.

Dẫn dắt vấn đề

* Luận điểm 1: Vị trí và kết cấu và nghệ thuật của tiếng chửi

- Tiếng chửi của Chí Phèo được đưa ngay lên đầu, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả về nhân vật Chí Phèo với tiếng chửi đầy bất mãn và đau đớn.

→ Mang đến cho độc giả những ấn tượng ban đầu độc đáo, cũng dần thể hiện được tài năng bậc thầy của Nam Cao trong làng viết về đề tài hiện thực trước cách mạng.

- Tiếng chửi có nhiều hình thái diễn đạt khác nhau:

+ Thông qua lời dẫn truyện lạnh lùng, xót xa của tác giả.

+ Thông qua lời thuật lại đầy ngán ngẩm, thờ ơ, hờ hững của dân làng Vũ Đại.

+ Thông qua cái giọng bực tức, chất vấn, đớn đau, quằn quại khi vật lộn với bi kịch của chính bản thân Chí Phèo.

- Tiếng chửi ấy không chỉ giữ nguyên một trạng thái mà nó có sự tăng tiến về mặt cấp độ:

+ Chí Phèo chửi tất cả những thứ mà hắn cho là đã làm cho cuộc đời hắn khổ sở.

=> Mặc dù đối tượng chửi được Chí Phèo thu ngày càng gọn lại, thế nhưng thực tế cấp độ của tiếng chửi lại tăng dần đều, càng về sau tiếng chửi của hắn càng trở nên gay gắt, cay cú và phẫn nộ, đau đớn đến cực điểm khiến người đọc có ấn tượng về nghệ thuật tăng tiến ẩn này của Nam Cao.

- Tiếng chửi trong cơn say rượu thực chất lại là lúc Chí Phèo tỉnh táo, đủ để hắn nhận thức về những bi kịch cuộc đời mình.

* Luận điểm 2: Nguyên nhân và ý nghĩa của tiếng chửi

- Bi kịch số phận: Mồ côi từ thuở lọt lòng, không cha không mẹ.

- Bi kịch tha hóa: Sự lương thiện tốt đẹp ấy của Chí đã bị chà đạp, tàn phá bởi sự lẳng lơ đĩ thõa của một người đàn bà, và lòng ghen tuông mù quáng của tên chồng bất lực, sợ vợ là Bá Kiến. Chí Phèo bị đổ oan, vào tù độ 7, 8 năm. Từ đó Chí Phèo bị trượt dài trên con đường tội lỗi, tha hóa nhân hình, nhân phẩm, trở thành quỷ dữ của Chí Phèo.

- Bi kịch bị từ chối quyền làm người: Gặp Thị Nở, khao khát một mái ấm, và trở lại làm người lương thiện nhưng bị những lời lẽ đay nghiến của bà cô làm tỉnh ngộ, lựa chọn tử tử kết thúc cuộc đời.

=> Chí Phèo khao khát được hòa nhập vào thế giới loài người, khao khát được giao tiếp, thế nhưng không ai nói chuyện với hắn, hắn đành chửi, chửi để mong người ta chửi lại cũng được, để chứng minh ít ra hắn vẫn là con người và người ta vẫn còn muốn đáp lại hắn. Và đến tột cùng của sự đớn đau, khi đã không còn ai chửi nhau với hắn, Chí Phèo mới thốt lên trong đau đớn rằng ai đã sinh ra cái thân hắn để hắn khổ đến thế này.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Giọng văn lạnh lùng, nhưng chất chứa đầy những đớn đau, phản ánh một hiện thực bế tắc của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

- Kết luận: Khái quát lại vấn đề

- Hướng dẫn chấm:

+ Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

+ Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

+ Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

2

 

 

0

1

0

4

3

Thực hành tiếng Việt

 

 

  

 

 

 

 

0

0

0

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

2

0

2

0

1

0

6

10

Điểm số

0

0.5

0

1.5

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

0.5 điểm

5%

1.5 điểm

15%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

2

 

 

C2,3

Vận dụng cao

  • Hiểu được thông điệp mà văn bản truyền tải đồng thời đề xuất những giải pháp theo ý kiến bản thân

1

0

 

C4

VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C1 phần viết

*Nhận biết:

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đánh giá hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá hình tượng sóng; vấn đề nghị luận ( chủ đề, đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Khái quát về hình tượng sóng

*Thông hiểu

- Những đặc điểm nổi bật của đối tượng

- Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về hình tượng sóng ( sóng trong suy nghĩ về tình yêu, sóng – sự thủy chung son sắc....)

*Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Nhận xét về nội dung nghệ thuật của tác phẩm: vị trí, đóng góp của tác giả

1

0

 

C2 phần viết

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com