Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - KNTT

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

 “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắc nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế.Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” 

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên. 

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. 

Câu 4 (2.0 điểm): Theo quan điểm riêng của anh/ chị,  cuộc  sống riêng không biết đến điều gì xảy ra  ở bên ngoài ngưỡng  cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng) 

  1. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

 Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

1.0 điểm

Câu 2

  • Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình

1.0 điểm

Câu 3

-  Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc giông tố nổi lên;…) 

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm,dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy

1.0 điểm

Câu 4

Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm 

của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

  1. điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích bài thơ Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.   Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm

  • Giải quyết vấn đề

1. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.

Tiếng hò được lặp lại nhiều lần. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh

Không gian đồng vắng

Thời gian trưa vắng

Hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn

- Lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài

- Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

Sự lặp lại → nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → triền miên vì nỗi nhớ da diết.

- Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả:

Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen. → Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương → bị ngăn cách.

- Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

Những lưng cong xuống luống cày

Những bàn tay vãi giống

Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc → linh hồn đã khuất.

- Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

- Nhớ đến bản thân mình:

Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.

“Rồi một …ngát trời”

→ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi ⇒ càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

2. Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu

- Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ:

Từ tiếng hò gợi nỗi nhớ đồng quê tha thiết: Hình ảnh đồng quê hiện lên đậm đà với: cồn thơm, ruộng tre mát, mạ xanh mơn mởn, khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc → những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thương nay đã trở nên xa cách.

Nỗi nhớ bao con người thân thuộc: từ cảnh sắc bóng dáng con người → người mẹ già nua → nhớ chính mình

Nỗi nhớ trải dài từ hiện tại trở về quá khứ → hiện tại

⇒ nhớ, tràn ngập xót thương → không chỉ buồn đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại ⇒ niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

1

0

1

0

5

10

Điểm số

0

2

0

1

0

1

0

5

0

10

10

Tổng số điểm

2.0 điểm

20%

1.0 điểm

10%

2 điểm

20%

5 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

Nêu nội dung chính của văn bản trên.

1

 

 

C2

 

Vận dụng

Theo quan điểm riêng của anh/ chị,  cuộc  sống riêng không biết đến điều gì xảy ra  ở bên ngoài ngưỡng  cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng

1

 

 

C4

         THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

 

 

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

  • Phân tích bài thơ Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com