PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra truyền thuyết nói như vậy.
(Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen McCulough, NXB Văn học, 2004, tr8)
Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2 (1 điểm): Hình ảnh chiếc gai dài nhất, nhọn nhất ẩn dụ cho điều gì?
Câu 3 ( 1 điểm): Câu chuyện trên gửi đến độc giả thông điệp gì?
Câu 4 (2 điểm): Anh/chị hãy rút ra bài học sâu sắc cho bản thân (Không lặp lại thông điệp đã nêu ở câu 3)
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận.
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 1.0 điểm |
Câu 2 |
| 1.0 điểm |
Câu 3 | - Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người: + Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm. + Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách. | 1.0 điểm |
Câu 4 | Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện. Có thể thông điệp: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa. |
|
B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận. Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm
* Phân tích nội dung bài thơ: Khổ 1-2-3-4 *Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài th - Đề tài, cảm hứng + Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng. + Tràng giang đồng thời thể hiện "nỗi buồn thế hệ" của một "cái tôi" Thơ mới thời mất nước "chưa tìm thấy lối ra".
+ Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh thân quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều...), nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ. + Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt...). - Thể loại và bút pháp + Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyển thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả, những từ Hán việt cổ kính (tràng giang, cô liêu...). + Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp "cái tôi" trữ tình "buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà..., qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn…). Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 3.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
| 0 | 1 |
|
|
|
|
|
| 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 1 |
| 1 |
|
| 2 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20% | 1.0 điểm 10% | 2 điểm 20% | 5 điểm 50% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. | 1 |
|
| C1 |
Thông hiểu
| Câu chuyện trên gửi đến độc giả thông điệp gì? | 1 |
|
| C3
| |
Vận dụng | Anh/chị hãy rút ra bài học sâu sắc cho bản thân (Không lặp lại thông điệp đã nêu ở câu 3) | 1 |
|
| C4 | |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | 1 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết | Hình ảnh chiếc gai dài nhất, nhọn nhất ẩn dụ cho điều gì? |
|
|
| C2 |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng cao |
| 1 |
|
| C1 phần tự luận
|