Giải chi tiết chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 KNTT mới bài 5 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đệm lót sinh học

Giải bài 5 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đệm lót sinh học sách chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Đệm lót sinh học là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với chăn nuôi? Sản xuất đệm lót sinh học gồm những bước nào và cần chú ý những vấn đề gì?

Hướng dẫn trả lời:

Đệm lót sinh học là: hỗn hợp các chất dùng để lót chuồng trại trong chăn nuôi nhằm giúp chuồng nuôi gia súc, gia cầm giảm ùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường và ức chế, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi.

Vai trò của đệm lót sinh học đối với chăn nuôi: giảm mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường,...

Các bước của sản xuất đệm lót sinh học:

  • Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 15 cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa).
  • Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% (dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Chú ý: phun nước như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.
  • Bước 3: Quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt  đệm lót.
  • Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp.

Những vấn đề cần chú ý khi sản xuất đệm lót sinh học là:

  • Cần kiểm tra độ tơi xốp thường xuyên của đệm lót (khoảng từ 1-2 ngày). Đệm càng có độ tơi xốp, phân sẽ càng được phân hủy nhanh hơn.
  • Nếu có xuất hiện mùi hôi nồng nặc, cần xới đệm lót lên, giữ thông thoáng, dùng thêm quạt gió.
  • Bảo dưỡng bằng cách thường xuyên rắc thêm lớp men lên để đảm bảo độ khô và sự phân hủy phân tốt của đệm.
  • Hạn chế nước mưa hoặc nước vây dính vào đệm làm ẩm ướt đệm.
  • Đệm lót có tuổi thọ vào khoảng 6 tháng, tùy vào chất lượng nguyên vật liệu và độ dày của đệm.

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỆM LÓT SINH HỌC

Câu hỏi: Đọc nôi dung mục I và nêu vai trò của đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của đệm lót sinh học trong chăn nuôi là:

  • Giảm mùi hôi.
  • Giảm ô nhiễm môi trường.
  • Ức chế, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về các loại vi sinh vật sử dụng trong đệm lót sinh học.

Hướng dẫn trả lời:

  • Các loại vi sinh vật sử dụng trong đệm lót sinh học là: E.coli. Salmonella, men vi sinh EMZEO, chế phẩm vi sinh EMGRO,, Bacillus subtilis,...

II. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

Câu hỏi: Vì sao sử dụng đệm lót sinh học lại có tác dụng giảm tỉ lệ mắc bệnh nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi?

Hướng dẫn trả lời:

Sử dụng đệm lót sinh học lại có tác dụng giảm tỉ lệ mắc bệnh nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi vì:

  • Đệm lót sinh học làm tiêu phần khử mùi hôi thối và khi độc trong chuồng nuôi.
  • Đệm lót cung cấp hệ vi sinh trong chuồng giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái có lợi cho gia súc.
  • Hạn chế ruồi, muỗi hạn chế mầm mống gây bệnh.

III. CÁC BƯỚC TẠO ĐỆM LÓT SINH HỌC

Câu hỏi: Quan sát Hình 5.1 và mô tả các bước tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Hình 5.1. Các bước tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Hướng dẫn trả lời:

Các bước tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi là:

Bước 1: Rải một lớp độn chuồng dày từ 20 cm đến 30 cm (lớp thứ nhất), dùng nước sạch tưới ẩm đều lớp độn chuồng.

Bước 2: Tưới hoặc rắc đều một lượng chế phẩm vi sinh phù hợp lên bề mặt lớp độn chuồng.

Bước 3: Rải tiếp lớp chất độn chuồng dày từ 20 cm đến 30 cm (lớp thứ hai) lên trên lớp độn chuồng thứ nhất, dùng nước sạch tưới ẩm lớp độn chuồng.

Bước 4: Tưới hoặc rắc đều lượng chế phẩm vi sinh còn lại lên bề mặt lớp độn chuồng.

Bước 5: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc nylon, sau từ 2 đến 3 ngày có thể thả vật nuôi vào chuồng.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu quy trình tạo đệm lót sinh học cho một số đối tượng vật nuôi phổ biến.

Hướng dẫn trả lời:

Quy trình tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo:

  • Bước 1: Rải một lớp mùn cưa/trấu dày khoảng 15cm.
  • Bước 2: Phun nước cấp ẩm bằng vòi (phun như mưa) để lớp đệm vài rải đạt độ ẩm vào khoảng 20% (thử bằng cách bốc một nấm mùn cưa/trấu, quan sát nếu thấy trấu thấm nước, bóp chặt và nếu không bị ướt tay là đạt yêu cầu. Đối với mùn cưa, nếu thấy chúng sẫm màu, bóp chặt bằng tay cảm giác ướt tay mà chúng vẫn tới là được). Chú ý nên vừa phun nước vừa cào để cấp ẩm đều cho toàn bộ bề mặt.
  • Bước 3: Dùng 1 gói EMZEO 200gr đệm lót sinh học thảo dược rắc lên mặt chuồng. Bổ sung thêm trấu/mùn cưa lên trên cho đến khi đạt độ dày 60cm. Sử dụng 2 gói chế phẩm làm đệm lót sinh học EMZEO 200gr rắc đều trên bề mặt đệm.
  • Bước 4: Che phủ kín bề mặt bằng bạt trong khoảng 5 ngày trước khi thả heo vào chuồng.
  • Bước 5: Sau thả heo vào nuôi và khoảng 5-10 ngày tiếp theo rải tiếp 2 gói EMZEO đệm lót sinh học lên bề mặt chuồng và nhớ rải đều.
  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót thường xuyên bằng cách cứ sau mỗi 20-30 ngày lại rắc thêm 1 gói chế phẩm đệm lót sinh học thảo dược EMZEO.

Quy trình tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà:

  • Bước 1: Rắc một lớp men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO (chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMZEO) theo lượng: 1 gói 200gr rắc cho 25-30m$^{2}$.
  • Bước 2: Rải mùn cưa một lớp dày khoảng 10-15cm lên nền chuồng (có thể rải 7cm mùn cưa và 8cm trấu nếu kết hợp hai nguyên liệu).
  • Bước 3: Rắc thêm 1 lớp men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt: 1 gói rắc cho 10 m2, sau đó thả gà vào nuôi
  • Bước 4: Sau đó khoảng từ 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 3-5 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát lớp phân rải kín trên đệm, cào sơ nếu thấy chúng được rải kín (lưu ý khi làm xáo trộn đàn gà).
  • Bước 5: Rắc chế phẩm men lên bề mặt đã cào, dùng tay phân tán men để chung được phổ bổ đều khắp chuồng.
  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót sinh học: nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, tiến hành bổ sung thêm men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt nền chuồng nuôi (1 gói rắc 30m$^{2}$).

Quy trình tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ:

  • Bước 1: Xử lý chuồng sao cho chuồng khô ráo, có lối thoát nước.
  • Bước 2: Trộn trấu và mùn cưa theo tỷ lệ lần lượt 30% và 70% cùng với 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr (làm cho 5m$^{2}$). Chiều dày đệm lót 5-7cm.
  • Bước 3: Sau khi làm xong hỗn hợp, chỉ cần tiến hành trải đều lên nền chuồng và rắc tiếp gói men vi sinh EMZEO vào chuồng nuôi (1 gói 200gr rắc cho 10m$^{2}$).
  • Bước 4: Thả thỏ vào nuôi và chăm sóc đệm lót sinh học định kỳ.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Phân tích vai trò của các vi sinh vật trong đệm lót sinh học.

Hướng dẫn trả lời

Vai trò của các vi sinh vật trong đệm lót sinh học:

  • Bacillus subtilis và Bacillus licheniformi có khả năng sinh ra các enzyme phân giải cellilose, tinh bột, protein nên hầu như có thể phần giải được tất cả các phế thải hữu cơ.
  • Streptomyces sp. có khả năng sinh ra chất kháng sinh và các enzyme phân giải cellolose, tinh bột, protein. Xạ khuẩn này có khả năng sinh kháng sinh nên ức chế vi khuẩn, nấm sợi, làm giảm mùi hôi thối.
  • Lactobacillus plantarum và Lactobacillus acidophilus có khả năng lên men lactic, sinh vacteriocin ức chế vi khuẩn gây thối, cùng với Streptimyces sp. có khả năng khử mùi rất mạnh.
  • Saccharomyces cerevisiae có khả năng lên men rượu làm cho đệm lót có mùi thơm, đồng thời kích thích sinh trưởng của các vi sinh vật khác.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Phân tích vai trò của các vi sinh vật trong đệm lót sinh học.

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của các vi sinh vật trong đệm lót sinh học:

  • Bacillus subtilis và Bacillus licheniformi có khả năng sinh ra các enzyme phân giải cellilose, tinh bột, protein nên hầu như có thể phần giải được tất cả các phế thải hữu cơ.
  • Streptomyces sp. có khả năng sinh ra chất kháng sinh và các enzyme phân giải cellolose, tinh bột, protein. Xạ khuẩn này có khả năng sinh kháng sinh nên ức chế vi khuẩn, nấm sợi, làm giảm mùi hôi thối.
  • Lactobacillus plantarum và Lactobacillus acidophilus có khả năng lên men lactic, sinh vacteriocin ức chế vi khuẩn gây thối, cùng với Streptimyces sp. có khả năng khử mùi rất mạnh.
  • Saccharomyces cerevisiae có khả năng lên men rượu làm cho đệm lót có mùi thơm, đồng thời kích thích sinh trưởng của các vi sinh vật khác.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy đề xuất loại đệm lót sinh học phù hợp với thực tiễn chăn nuôi tại gia đình, địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

Đề xuất loại đệm lót sinh học phù hợp với thực tiễn chăn nuôi tại gia đình, địa phương em: đệm lót làm bằng trấu và đệm lót làm bằng mùn cưa.

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 bài 5, giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 sách kết nối tri thức bài 5, Giải bài 5 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đệm lót sinh học, bài 5 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đệm lót sinh học

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com