Giải chi tiết chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 KNTT mới bài 9 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh

Giải bài 9 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh sách chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Những loại chim nào thường được nuôi làm cảnh? Chúng có những đặc điểm gì và yêu cầu về điều kiện nuôi dưỡng như thế nào? Khi nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh cần lưu ý những vấn đề gì?

Hướng dẫn trả lời:

Những loại chim thường được nuôi làm cảnh: chim sáo, chim họa mi, chim vẹt, chim cu gáy,...

Những đặc điểm của chim cảnh: có bộ lông đẹp, tiếng hót hay, một số giống có thể bắt chước tiếng người.

Yêu cầu điều kiện nuôi dưỡng: không cần không gian quá rộng, cần những nơi thoáng mát, yên tĩnh, không quá nóng hay quá lạnh.

Khi nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh cần lưu ý những vấn đề: lồng, phụ kiện nuôi; thức ăn; giống chim cảnh.

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHIM CẢNH

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của một số giống chim mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm của một số giống chim mà em biết:

Chim sáo: lông màu đen hoặc nâu; có mỏ nhọn, cứng, màu vàng tươi; mắt to và có đường viền vàng quanh mắt; giống chim thông minh và có thể bắt chước tiếng người; sau thời gian nuôi dưỡng có thể thả nuôi tự do.

Chim họa mi: có bộ lông màu sắc sặc sỡ; mỏ cong và khỏe; giống chim thông minh, vui nhộn, có khả năng bắt chước tiếng người.

Chim cu gáy: cỏ cổ cườm, lông phần bụng có màu nâu nhạt, khi sờ có cảm giác mềm và xốp; mắt có màu nâu đỏ; có tiếng hót được ví với tiếng sáo trúc.

Chim chào mào: có phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu; sống theo bầy đàn; ăn các loại côn trùng nhỏ và hoa quả.

II. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CHIM CẢNH

1. Chuẩn bị lồng và phụ kiện nuôi

a) Chuẩn bị lồng nuôi

Câu hỏi: Hãy cho biết những yêu cầu về lồng nuôi chim cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

Những yêu cầu về lồng nuôi chim cảnh:

  • Cần phù hợp với từng loại chim cảnh.
  • Lồng mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát.
  • Chất liệu: gỗ, tre, trúc, kim loại,...

Câu hỏi: So sánh ưu, nhược điểm giữa lồng được làm bằng kim loại và lồng được làm bằng tre, trúc.

Hướng dẫn trả lời:

Lồng được làm bằng kim loại: 

  • Ưu điểm: lồng bền, dễ vệ sinh.
  • Nhược điểm: nặng, hình dáng không đẹp.

Lồng được làm bằng tre, trúc:

  • Ưu điểm: mẫu mã đẹp trạm trổ nhiều hình thù khác nhau.
  • Nhược điểm: khó vệ sinh, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, vi sinh vật gây bệnh cho chim và con người.

b) Các phụ kiện

Câu hỏi: Mô tả một số phụ kiện để nuôi chim cảnh mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Mô tả một số phụ kiện để nuôi chim cảnh:

Cóng đựng thức ăn, nước uống: nên chọn mua các loại cóng tự động để tiết kiệm thời gian thay thức ăn, nước uống hằng ngày cho chim, đồng thời sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu sử dụng loại cóng không tự động thì nên chùi rửa cóng hằng ngày.

Cần đậu: thường làm bằng tre, gỗ hoặc có thể sử dụng cành cây tự nhiên như cành cây hồng xiêm, ổi, táo, me,... Mỗi lồng chim nên có 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyển quãng ngắn.

Khay hứng phân: có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn,... Khay phải được chùi rửa, tẩy trùng định kì. Có thể lót một lớp cát mỏng hoặc giấy báo, giấy thấm.... trên mặt khay để thấm hút phân chim nhanh hơn.

2. Thức ăn và cho ăn

a) Thức ăn tự nhiên

Câu hỏi: Kể tên các loại thức ăn tự nhiên của một số loại chim cảnh phổ biến.

Hướng dẫn trả lời:

  • Các loại thức ăn tự nhiên của một số loại chim cảnh phổ biến: côn trùng, hạt, quả trong tự nhiên.

b) Thức ăn chế biến sẵn

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về một số cách phối trộn làm thức ăn cho chim cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

Một số cách phối trộn làm thức ăn cho chim cảnh:

Tấm gạo trộn trứng (Dành cho Họa Mi - Khướu - Sáo - Cưỡng): Tấm gạo rang vàng. Trứng luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ. Trộn tất cả các thứ trộn rồi bóp nhuyễn đem phơi ngoài nắng cho khô, để dành cho chim ăn dần, chỉ chế biến đủ ăn trong vài tuần, vì để lâu thức ăn sẽ mốc.

Bột đậu phộng trộn trứng (Dành cho Chích Chòe than, Chích Chòa lửa, Thanh Tước, Chóp Mào…): Đậu phọng rang chín (đừng để khét) đem vào cối giả nát thành bột. Trứng gà luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ, tất cả các thứ trên trộn lại, bóp nhuyễn rồi đem phơi vài ba nắng cho thật khô, để cho chim ăn dần. Nên bọc bột vào nhiều lớp giấy báo để hút bớt chất dầu, chim ăn không tốt.

Ruột kê trộn trứng (Dành cho các chim Bảy Màu, Long Cơ, Diễm Ấn…): Ruột kê rang vàng. Trứng gà luộc chín lấy lòng đỏ bóp nhuyễn với kê rồi đem phơi thật khô, cho chim ăn dần.

c) Cho ăn, uống

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu tại sao cần cho chim cảnh ăn thêm các thức ăn tươi sống.

Hướng dẫn trả lời:
Cần cho chim cảnh ăn thêm các thức ăn tươi sống vì: tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của chim cảnh.

3. Chọn giống chim cảnh phù hợp

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... em hãy cho biết tác hại khi chim cảnh thay lông nhiều lần trong năm.

Hướng dẫn trả lời:
Tác hại khi chim cảnh thay lông nhiều lần trong năm là: sức khỏe của chim trong thời kỳ này suy yếu. Vào mùa thay lông, chim đã suy yếu lại biếng ăn nên con nào cũng ốm nhom. 

4. Chăm sóc chim cảnh

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu cách chăm sóc một số loại chim cảnh phổ biến.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo link sau:

  • Cách chăm sóc chim vẹt: https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-V%E1%BA%B9t
  • Cách chăm sóc chim sẻ: https://nongnghiep.farmvina.com/chim-se/
  • Cách chăm sóc chim chào mào: https://higlum.com/gia-dinh/vat-nuoi/chim-chao-mao/

III. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO CHIM CẢNH

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu một số dấu hiệu khi chim cảnh mắc bệnh.

Hướng dẫn trả lời:

Dấu hiệu khi chim cảnh mắc bệnh:

  • Chán ăn, bỏ ăn.
  • Bị tiêu chảy, hay nôn ợ thức ăn, uống nhiều nước.
  • Thường ngủ nhiều.
  • Đứng im một chỗ, xù lông hoặc rúc đầu vào cánh.
  • Ít phản ứng khi có người đến gần, sút cân nghiêm trọng.
  • Phân có màu vàng như mù tạt, có lẫn máu, trắng bệch, có mùi lạ là bất bình thường.
  • Bị khó thở, hay thở mạnh, thở khò khè.
  • Mắt và mũi bị chảy mủ.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày cách chọn lồng và các phụ kiện để nuôi chim cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

Cách chọn lồng để nuôi chim cảnh :

  • Cần phù hợp với từng loại chim cảnh.
  • Lồng mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát.
  • Chất liệu: kim loại.

Các phụ kiện để nuôi chim cảnh: cóng tự động, cần đậu và khay hứng phân.

Câu 2: Mô tả quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh là:

  • Chuẩn bị lồng và phụ kiện nuôi: chọn loại lồng sắt hoặc lồng inox.
  • Chuẩn bị các phụ kiện: cóng đựng thức ăn, cần đậu, khay hứng phân.
  • Chuẩn bị thức ăn đầy đủ dinh dưỡng như protein, vitamin, calcium,...
  • Chọn giống chim cảnh phù hợp với kinh tế, thời gian, mục đích nuôi,...

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Đề xuất những việc nên làm, không nên làm để nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh ở địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

Những việc nên làm khi nuôi chim cảnh:

  • Chuẩn bị môi trường sống đảm bảo với từng loại chim.
  • Đảm bảo vệ sinh lồng nuôi.
  • Đảm bảo an toàn cho chim tránh các tác động bất lợi như thời tiết cực đoan, bị tấn công,...
  • Cho chim ăn uống đầy đủ, đúng cách.
  • Huấn luyện cho chim một số thói quen tốt.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe để có biện pháp xử lí kịp thời.

Những việc không nên làm khi nuôi chim cảnh:

  • Cho chim ăn thức ăn bị hỏng, nấm mốc, nhiểm khuẩn.
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 bài 9, giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 sách kết nối tri thức bài 9, Giải bài 9 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh, bài 9 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net