Giải chi tiết chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 KNTT mới bài 6 Giới thiệu về động vật cảnh

Giải bài 6 Giới thiệu về động vật cảnh sách chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Động vật cảnh là gì? Chúng có những đặc điểm cơ bản nào? Nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh cần chú ý những vấn đề gì?

Hướng dẫn trả lời:

Động vật cảnh là: những động vật được con người nuôi để là cảnh, được chăm sóc tỉ mỉ, nâng niu như những người bạn, những đứa con tinh thần.

Chúng có những đặc điểm cơ bản: ngoại hình đẹp, dễ thương, bộ lông đẹp, hiền lành, thân thiện, gần gũi với con người,...

Nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh cần chú ý những vấn đề:

  • Chế độ ăn uống hợp lí.
  • Vận động ở động vật cảnh.
  • Tiêm phòng.
  • Tắm cho vận động cảnh.
  • Xây dựng mối quan hệ gắn kết với động vật cảnh.

I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỘNG VẬT CẢNH

 

Câu hỏi: Kể tên một số động vật cảnh đang được nuôi ở gia đình, địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

Một số động vật cảnh đang được nuôi ở gia đình, địa phương em: gà, chó, mèo, chim,...

Câu hỏi: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của một loại động vật cảnh mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm cơ bản của mèo mướp:

  • Có bộ lông ngắn, sọc vằn xám, xám tro, vàng, đen, trắng,...
  • Có chứ M đặc trưng ở trên trán.
  • Tầm vóc trung bình, cơ thể săn chắc.
  • Đôi tai dài, vểnh lên trên.
  • Mặt dài với mũi nhô ra phía trước.
  • Đôi mắt màu vàng đen, tinh lanh.
  • Khuôn mặt nhỏ, lỗ mũi to.
  • Bốn chân thon dài, chắc khỏe, bàn chân nhỏ và bộ vuốt sắc nhọn.
  • Đuôi dài cong về phía sau.
  • Hiếu động, dễ thương, bắt chuột rất giỏi, thích ngủ và tắm nắng.

 

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

II. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

1. Cung cấp chế độ ăn uống hợp lí cho động vật cảnh

 

Câu hỏi: Vì sao phải lựa chọn thức ăn cho động vật cảnh phù hợp với từng lứa tuổi?

Hướng dẫn trả lời:

Phải lựa chọn thức ăn cho động vật cảnh phù hợp với từng lứa tuổi vì: 

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để thú cưng có thể phát triển toàn diện theo mỗi giai đoạn trưởng thành.
  • Giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt, tránh mắc phải bệnh viêm tuỵ và nguy cơ dẫn đến tử vong là rất cao.

2. Huấn luyện động vật cảnh đi vệ sinh đúng nơi quy định

Kết nối năng lực

  • Sử dụng inernet, sách, báo,... để tìm hiểu cách huấn luyện động vật cảnh đi vệ sinh đúng nơi quy định. Liên hệ thực tiễn ở gia đình và địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

Cách huấn luyện động vật cảnh đi vệ sinh đúng nơi quy định:

Bước 1: Nguyên tắc đầu tiên để dạy động vật cảnh đi vệ sinh đúng chỗ là cần phải chuẩn bị một khay cát, có thể dùng hộp giấy carton, chậu nhựa,…khay vệ sinh cần phải tương đối lớn và dài hơn cơ thể của động vật cảnh để chúng có thể thoải mái di chuyển và đào cát để lấp sau khi đi vệ sinh xong.

Bước 2: Tiếp theo cho một ít cát vào khay, độ dày của cát khoảng 3 - 4 cm. Có thể sử dụng cát hoặc mùn gỗ, trên thị trường hiện nay cũng có bán một số loại hạt nhỏ có khả năng khử mùi hôi chất thải của vật nuôi. Sau đó chọn một 1 nơi cố định trong nhà để đặt khay cát vệ sinh cho động vật cảnh ở góc kín đáo, sạch sẽ, sát tường hoặc có thể để khay cát gần trong nhà vệ sinh.

Bước 3: Dẫn động vật cảnh đến chỗ đi vệ sinh sau đó đặt chúng vào khay cát, để chúng đào bới cát trong khay, theo bản năng chúng sẽ đi vệ sinh tại đấy. Cần đưa động vật cảnh đến khay cát mỗi khi nó thức dậy, sau khi mới ăn thức ăn cho mèo động vật cảnh và trước khi nó đi ngủ.

Lưu ý: Nếu động vật cảnh lỡ vệ sinh bậy trong nhà hoặc chúng đang đánh hơi bắt đầu tìm góc khuất để đi vệ sinh, cần phải la lớn để chúng biết và ngay lập tức mang chúng đặt vào khay cát, lúc này hãy vuốt ve và dạy cho chúng cần phải đi vệ sinh tại nơi mà mình đặt vào, sau khi chúng đi vệ sinh xong hãy âu yếm và khen ngợi động vật cảnh nhé.

Liên hệ thực tiến ở gia đình: Cách dạy mèo đi vệ sinh vào bồn cầu:

Bước 1: Cần chuẩn bị 1 chiếc khay vệ sinh có kích thước khớp với miệng chiếc bồn cầu, đặt khay cát ở vị trí gần nhà vệ sinh, vẫn để cho con mèo đi vệ sinh trong khay cát như bình thường. Sau đó dần chuyển khay cát sát bên cạnh chân bồn cầu.

Bước 2: Một thời gian khi mèo đã quen chỗ đi vệ sinh, dùng viên gạch hay ghế thấp… nâng độ cao khay cát lên khoảng 5 cm, sau đó mỗi ngày cứ nâng dần khay cát cao hơn một chút cho đến khi khay cát cao ngang bằng với bệ bàn cầu. Đặt mèo vào khay cát hoặc chúng sẽ tự nhảy lên khay cát để đi vệ sinh bình thường.

Bước 3: Khi mèo đã quen việc nhảy lên khay cát để đi vệ sinh, tiếp tục di chuyển khay cát vào đúng vị trí miệng bồn cầu, mèo sẽ tự nhảy lên toilet để đi vệ sinh. Lúc này cần điều chỉnh cách ngồi trên thành toilet khi đi vệ sinh thay vì ngồi lọt thỏm vào trong khay cát để cho mèo để mèo quen dần với cách ngồi bồn cầu.

Bước 4: Khi mèo đã biết nhảy lên bồn cầu để đi vệ sinh vào khay cát, dần lấy bớt cát ở khay ra, sau đó khoanh tròn ở đáy khay 1 lỗ đủ lớn để lọt chất thải của mèo, lúc này cần tập cho mèo thích nghi dần với việc đi vệ sinh trong bồn cầu.

Bước 5: Khi mèo đã quen việc ngồi toilet mà không cần khay thì hãy lấy khay vệ sinh ra để mèo đi trực tiếp vào toilet

3. Cho động vật cảnh vận động

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu các biện pháp đảm bảo an toàn với con người và vệ sinh môi trường khi cho động vật cảnh đi dạo.

Hướng dẫn trả lời:

Các biện pháp đảm bảo an toàn với con người và vệ sinh môi trường khi cho động vật cảnh đi dạo:

 

  • Luôn đeo rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo.
  • Luôn chuẩn bị găng tay giấy/kẹp gắp, túi ni lông, xịt khuẩn tay khi động vật cảnh đi vệ sinh.
  • Đeo xích cho động vật cảnh.

4. Tiêm phòng vaccine đầy đủ

Kết nối năng lực

 

Sử dụng internet, sách, báo,... hãy kể tên một số bệnh có thể lây nhiễm từ động vật cảnh sang người.

Hướng dẫn trả lời:

Một số bệnh có thể lây nhiễm từ động vật cảnh sang người:

  • Bệnh giun sán.
  • Bệnh dại.
  • Bệnh Toxoplasmosis.

5. Tắm cho động vật cảnh

6. Xây dựng mối quan hệ gắn kết với động vật cảnh

Câu hỏi: Hãy nêu những việc nên làm để gắn kết giữa con người và động vật cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

Những việc nên làm để gắn kết giữa con người và động vật cảnh:

 

  • Nói chuyện với động vật cảnh.
  • Chớp mắt chậm với mèo.
  • Dắt động vật cảnh đi dạo.
  • Dành thời gian chơi đùa với động vật cảnh.
  • Tìm hiểu ngôn ngữ của động vật cảnh.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản của động vật cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đặc điểm cơ bản của động vật cảnh: đa số động vật cảnh thường có ngoại hình đẹp, dễ thương, một số loài nhỏ, xinh xắn, có bộ lông đẹp,... Chúng thường có đặc tính hiền lành, thân thiện, gần gũi với con người.

Câu 2: Để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt động vật cảnh cần phải làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt động vật cảnh cần phải:

 

  • Cung cấp chế độ ăn uống hợp lí cho động vật cảnh.
  • Huấn luyện động vật cảnh đi vệ sinh đúng nơi quy định.
  • Cho động vật cảnh vận động.
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ.
  • Tắm cho động vật cảnh.
  • Xây dựng mối quan hệ gắn kết với động vật cảnh.

VẬN DỤNG

 

Câu hỏi: Hãy đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc động vật cảnh ở gia đình và địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

Gải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc:

  • Khám bác sĩ thú y định kì.
  • Cho thú cưng vận động thường xuyên.
  • Chú ý vấn đề sinh sản ở thú cưng khi đến thời kí sinh dục.
  • Tiêm vaccine cho thú cưng theo định kì.
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 bài 6, giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 sách kết nối tri thức bài 6, Giải bài 6 Giới thiệu về động vật cảnh, bài 6 Giới thiệu về động vật cảnh

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com