Giải chi tiết Khoa học 4 chân trời mới bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Giải bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước sách khoa học 4 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Khởi động:

Câu hỏi: Hình 1a và 1b cho em biết điều gì?

Hình 1a và 1b cho em biết điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Hình 1a là hình ảnh nguồn nước bị ô nhiễm, ao hồ bị con người vứt rác bừa bãi.
  • Hình 1b là hình ảnh nguồn nước trong sạch, ao hồ sạch sẽ không có rác thải. 

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và hậu quả:

Khám phá: 

Quan sát các hình dưới đây và cho biết:

  • Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm.
  • Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm nguồn nước.

Quan sát các hình dưới đây và cho biết:

  • Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là gì? Theo em, vì sao cần phải bảo vệ nguồn nước?

Quan sát các hình dưới đây và cho biết:

Hướng dẫn trả lời:

  • Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm:

- Có mùi hôi thối

- Màu nước đục, vàng, đen, có váng trên mặt nước, ...

- Cá hay các sinh vật khác không thể sinh sống hoặc khó sinh sống.

  • Nguyên nhân:

- Vứt rác xuống ao, hồ, sông, suối, ...

- Nước thải chưa được xử lí đã thải trực tiếp ra ngoài.

- Tràn dầu trên biển.

- Khai thác, ....

  • Hậu quả:

- Cá và các sinh vật biển không thể sống, mất nơi sinh sống, nguồn thức ăn càng ngày cạn kiệt, ...

- Bệnh tật liên quan về nguồn nước ô nhiễm

- Nước sạch ngày càng khan hiếm, ...

  • Cần phải bảo vệ nguồn nước vì:

- Nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, động vật và thực vật.

- Nguồn nước ô nhiễm sẽ đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Luyện tập:

  • Nêu một số dấu hiệu và nguyên nhân nước bị ô nhiễm ở địa phương em.
  • Hãy hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bạn những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đó.

STT

Nguyên nhân

Hậu quả

1

  

2

 

 

Hướng dẫn trả lời:
  • Một số dấu hiệu và nguyên nhân:

- Nước bốc mùi hôi thối

- Màu nước đục, không trong

- Vứt vác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối

- Cá và cây cối xung quanh không thể sinh sống, phát triển

  • Hoàn thành bảng:

STT

Nguyên nhân

Hậu quả

1

Phun thuốc trừ sâu

Ô nhiễm nguồn nước, gây độc hại cho thực vật, động vật sống trong nước, …

2

Xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối, …

Rác thải chất đống, nổi lềnh bềnh bốc mùi hôi thối, thực vật ăn phải, vướng phải không thể sống được, …

2. Bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước:

Khám phá: 

  • Quan sát các hình dưới đây và cho biết cần làm gì để bảo vệ nguồn nước.

Quan sát các hình dưới đây và cho biết cần làm gì để bảo vệ nguồn nước.

  • Những việc nào nên làm, không nên làm để tiết kiệm nước? Vì sao?
  • Em cùng gia đình đã làm những việc gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?

Quan sát các hình dưới đây và cho biết cần làm gì để bảo vệ nguồn nước.

Hướng dẫn trả lời:

  • Những việc cần làm: 

- Không xả rã ra ao, hồ, sông, ...

- Cải tạo và bảo vệ đường ống dẫn nước

- Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường

  • Những việc nên làm, không nên làm:

- Nên: tắt nước khi không dùng đến, tận dụng nước đã qua sử dụng, dùng nước đúng mục đích, đúng lượng, ...

- Không nên: sử dụng nước bừa bãi, dư thừa, không tắt vòi nước, ...

  • Việc làm:

- Khóa vòi nước ngay sau khi sử dụng

- Tận dụng nước đã qua sử dụng để tưới cây, rửa xe, ...

- Kiểm tra định kì và sửa chữa ống nước bị rò rỉ

3. Một số cách làm sạch nước:

Khám phá:

  • Quan sát các hình dưới đây và cho biết có những cách nào để làm sạch nước.
  • Gia đình và địa phương em thường làm sạch nước bằng cách nào?
  • Theo em, vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước?

Quan sát các hình dưới đây và cho biết có những cách nào để làm sạch nước.

Quan sát các hình dưới đây và cho biết có những cách nào để làm sạch nước.

Hướng dẫn trả lời:
  • Các cách làm sạch nước:

- Lọc

- Đun sôi

- Sử dụng hóa chất

  • Gia đình và địa phương thường dùng cách lọc và đun sôi để làm sạch nước.
  • Cần sử dụng tiết kiệm nước vì nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận, nước đang dần cạn kiệt và bị ô nhiễm, nhiễm độc.

Thực hành làm sạch nước:

Chuẩn bị:

  • Sỏi cỡ nhỏ.
  • Cát.
  • Bông.
  • Nước đục.
  • Một chai nhựa (loại nhựa được phép sử dụng) dung tích 1 lít, trong suốt.
  • Một cái cốc cỡ lớn hoặc bình rót nước.

Thực hiện:

  • Cắt đôi chai thành hai phần.
  • Đục một số lỗ ở nắp chai và ở phần phía trên của phần B.
  • Đặt ngược chai như hình 22. Đặt lần lượt các lớp bông, cát, sỏi, cát.
  • Rót nước đục vào chai.
  • Quan sát nước nhỏ giọt qua các lớp lọc và chảy xuống dưới chai.

Thảo luận:

  • Nhận xét độ trong của nước trước khi lọc và sau khi lọc.
  • Có nên dùng nước lọc này để uống ngay chưa? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:
  • Nước sau khi được lọc màu trong hơn nước trước khi lọc.
  • Không nên dùng nước lọc này để uống ngay vì trong nước vẫn đang còn vi khuẩn nên cần đun sôi rồi sau đấy mới uống được.

Vận dụng:

  • Hãy cùng bạn vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước và chia sẻ với bạn theo các nội dung gợi ý sau:

- Nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm nguồn nước.

- Những việc cần làm để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.

  • Vận động mọi người xung quanh bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.

Hãy cùng bạn vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước và chia sẻ với bạn theo các nội dung gợi ý sau:

Tìm kiếm google: Giải khoa học 4 chân trời bài 3, giải khoa học 4 sách CTST bài 3, Giải Khoa học 4 châ trời bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com