Giải chi tiết Khoa học 4 chân trời mới bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh

Giải bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh sách khoa học 4 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Khởi động:

Câu hỏi: Hãy kể tên các món ăn mà gia đình em đã ăn trong ngày gần đây. Chúng chứa đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng không?

Hướng dẫn trả lời:

Các món ăn: cơm, cá rán, bánh mì, sữa, canh rong biển, thịt lợn rang sả ớt, sữa chua nếp cẩm, chè sầu, xoài, cam, bún cá, thịt gà nấu xáo, ...

Chúng chứa đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng để cho cơ thể hoạt động bình thường.

1. Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

Khám phá:

Hãy quan sát, đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật?
  • Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật có ích lợi gì?
  • Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thực vật có ích lợi gì?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi-ta-min và chất khoáng?
  • Theo em, cần ăn phối hợp các loại thức ăn như thế nào để cơ thể khoẻ mạnh?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: sữa đậu, đậu, lạc, vừng, bơ
  • Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: thịt bò, lợn, gà, cá, thịt mỡ
  • Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật có ích lợi: rất có lợi cho sức khỏe, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thực vật có ích lợi: tốt cho tim mạch, dễ tiêu.
  • Nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi-ta-min và chất khoáng cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, ...
  • Cần ăn phối hợp các loại thức ăn một cách đa dạng, phong phú, đầy đủ để cơ thể khoẻ mạnh.

Luyện tập:

  • Hãy chỉ ra các chất dinh dưỡng có trong mỗi suất ăn dưới đây.
  • Em nên chọn suất ăn nào? Vì sao?

hình 1

  • Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong một thời gian dài?
Hướng dẫn trả lời:
  • Chất dinh dưỡng trong mỗi hình:

Hình 1: chất bột đường, chất béo, chất khoáng.

Hình 2: chất béo, chất đạm, chất bột đường.

Hình 3: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất vitamin, chất khoáng.

  • Em nên chọn suất ăn hình 3 vì có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong 1 bữa ăn.
  • Nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng cơ thể.

2. Vai trò của nước đối với cơ thể:

Khám phá:

Hãy cho biết:

  • Vai trò của nước đối với cơ thể.
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không uống đủ nước.
Hướng dẫn trả lời:
  • Vai trò của nước đối với cơ thể:

- Nước làm mát cơ thể, tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải của cơ thể qua việc đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện,...

- Nước chiếm khoảng 2/3 khối lượng cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình quan trọng như: hỗ trợ quá trình tiêu hoá; giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và ô-xi đến các cơ quan trong cơ thể; phòng tránh một số bệnh như táo bón, sỏi thận,...

  • Nếu chúng ta không uống đủ nước thì cơ thể sẽ mệt mỏi, sức khỏe suy giảm và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu thiếu nước trong thời gian dài.

3. Nguyên tắc ăn uống cân bằng, lành mạnh:

Khám phá:

Dựa vào hình 5 để trả lời các câu hỏi:

  • Những thức ăn, đồ uống nào nên ăn ít, ăn hạn chế?
  • Những thức ăn, đồ uống nào cần ăn vừa phải?
  • Những thức ăn nào cần ăn đủ?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Những thức ăn, đồ uống nên ăn ít, ăn hạn chế: muối, đường, nước ngọt, kẹo, ...
  • Những thức ăn, đồ uống cần ăn vừa phải: sữa, dầu, bánh mì, thịt, cá, ...
  • Những thức ăn cần ăn đủ: rau, củ, hoa qủa, cơm, bánh mì, khoai, ...

Luyện tập:

Cùng làm mô hình "Tháp dinh dưỡng".

Chuẩn bị:

  • Bìa cứng; giấy màu.
  • Bút màu.
  • Keo dính.
  • Ê ke, thước kẻ.

Thực hiện:

  • Vẽ hình tam giác trên bìa cứng rồi cắt theo hình vẽ.
  • Dán hình tam giác trên tờ giấy trắng hoặc giấy màu, kẻ các đường thẳng từ hai cạnh của tam giác.
  • Chia hình tam giác thành các phần phù hợp với nhóm chất dinh dưỡng mà em đã được học.
  • Vẽ hoặc dán ảnh các thức ăn điển hình cho mỗi nhóm chất dinh dưỡng.
  • Chia sẻ sản phẩm với các bạn. 
Hướng dẫn trả lời:

hình 1

Vận dụng:

Em tập làm khoa học

  • Điều tra về bữa ăn trong ba ngày ở nhà hoặc ở trường của em và hoàn thành phiếu theo gợi ý.
  • Các bữa ăn đó đã cân bằng, lành mạnh chưa? 

Ngày

Thực đơn

Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Nhận xét

Đề xuất

1

Cơm, thịt rán, khoai tây chiên, …

Chất bột đường, chất béo, …

Thiếu vitamin, …

Bổ sung cá, rau xanh, quả tươi để đảm bảo cân bằng.

2

    

3

    
  • Em cần thay đổi điều gì về thói quen ăn uống để các bữa ăn cân bằng, lành mạnh và có lợi cho sức khoẻ?
Hướng dẫn trả lời:
  •  Điều tra:

Ngày

Thực đơn

Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Nhận xét

Đề xuất

1

Cơm, thịt rán, khoai tây chiên, …

Chất bột đường, chất béo, …

Thiếu vitamin, …

Bổ sung cá, rau xanh, quả tươi để đảm bảo cân bằng.

2

Cơm, đậu phụ sôt cà chua, canh rau cải, ...Chất bột đường, chất béo, chất khoáng,...Thiếu vitamin, chất đạm, ...Bổ sung thịt, quả tươi.

3

Nem nướng, côca Chất bột đường, chất béo, chất đạm, ...Thiếu vitamin, thừa chất béoThêm qủa tươi, nên thay bằng nước lọc.
  • Các bữa ăn đó chưa cân bằng, lành mạnh vì thiếu vitamin, hoa quả, ít rau củ.
  • Cần thay đổi thói quen ăn nhiều thịt, chất béo, thay bằng ăn nhiều rau củ, hoa quả.
Tìm kiếm google: Giải khoa học 4 chân trời bài 25, giải khoa học 4 sách CTST bài 25, Giải Khoa học 4 chân trời bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com