Giải chi tiết Khoa học 4 chân trời mới bài 21: Nấm có hại và cách bảo quản thực vật

Giải bài 21: Nấm có hại và cách bảo quản thực vật sách khoa học 4 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Khởi động: 

Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn phải cơm như ở hình 1?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:

Cơm ở hình 1 đã bị lên nấm mốc, nếu ăn phải cơm như vậy thì sẽ bị ngộ độc, đau bụng, nôn, ...

1. Tác hại của nấm độc và một số nấm mốc:

Khám phá:

Quan sát, đọc thông tin trong các hình dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Nấm độc có tác hại gì?
  • Vì sao chúng ta không ăn nấm lạ?

hình 1

hình 2

Hướng dẫn trả lời:
  • Nấm độc có nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe con người như: đau bụng, nôn, vã mồ hôi, khó thở, choáng vàng, đi ngoài, hôn mê và có thể tử vong. Độc tố tích lũy trong cơ thể lâu có thể dẫn đến ung thư gan, suy thận, ...
  • Chúng ta không nên ăn nấm lạ vì chúng ta không biết trong loại nấm chúng ta ăn phải có chứa những chất độc gì.

Luyện tập:

  • Vì sao chúng ta không ăn nấm lạ và thực phẩm nhiễm nấm mốc?
  • Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc do nấm lạ gây ra?
Hướng dẫn trả lời:
  • Chúng ta không ăn nấm lạ và thực phẩm nhiễm nấm mốc vì nấm độc và thực phẩm nhiễm độc mốc rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
  • Cần lựa chọn những nấm ăn rõ nguồn gốc. Không ăn những thực phẩm đã quá hạn sử sụng, có màu và mùi lạ, ...

2. Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và một số cách bảo quản thực phẩm:

Khám phá:

Quan sát hình mô tả thí nghiệm dưới đây và trả lời các câu hỏi:

  • Trong điều kiện nào nấm mốc phát triển mạnh nhất?
  • Những nguyên nhân nào gây hỏng bánh mì trong những thí nghiệm này?
  • Theo em, khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần chú ý điều gì?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Trong điều kiện ẩm nấm mốc phát triển mạnh nhất.
  • Những nguyên nhân gây hỏng bánh mì trong những thí nghiệm này là: nhiệt độ, hơi ẩm.
  • Khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần chú ý: bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, tránh tiếp xúc với hơi ẩm.

Khám phá: 

  • Kể tên một số cách bảo quản thực phẩm trong các hình dưới đây.
  • Vì sao những thực phẩm này lâu hỏng hơn?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Bảo quản lạnh, hút chân không, ướp muối, ướp đường, đóng hộp, hun khói, phơi, sấy khô, ...
  • Những thực phẩm này lâu hỏng hơn vì đã được ngăn thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với không khí, nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài.

Luyện tập:

  • Hãy kể tên một số cách bảo quản thực phẩm phổ biến ở gia đình và địa phương em.
  • Chúng ta cần làm gì để bảo quản thực phẩm?
Hướng dẫn trả lời:
  • Một số cách bảo quản thực phẩm:

- Bảo quản lạnh

- Hút chân không

- Ướp muối

- Ướp đường

- Đóng hộp

- Hun khói

- Phơi, sấy khô

  • Chúng ta cần để thực phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt hay nhiệt độ cao tránh thực phẩm nhiễm nấm mốc.

Vận dụng:

Trò chơi "Thực phẩm - Bảo quản"

Hãy cùng bạn tìm các cách bảo quản những thực phẩm dưới đây sao cho mỗi thực phẩm có nhiều cách bảo quản.

hình 1 

Hướng dẫn trả lời:

- Thịt lợn: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, hun khói

- Cá: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp

- Tôm: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, sấy khô

- Su hào: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, phơi, ướp muối

- Dâu tây: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, ướp đường

- Lạc, vừng: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, phơi, sấy khô

- Cùi dừa: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, phơi, sấy khô, ướp đường

- Khoai tây: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, phơi

- Hạt sen: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, sấy khô, phơi

- Rau cải: bảo quản lạnh, hút chân không, đóng hộp, phơi, ướp muối

Tìm kiếm google: Giải khoa học 4 chân trời bài 21, giải khoa học 4 sách CTST bài 21, Giải Khoa học 4 chân trời bài 21: Nấm có hại và cách bảo quản thực vật

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net