Giải chi tiết kinh tế pháp luật 11 chân trời mới Bài 12 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Giải bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy cho biết một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Hướng dẫn trả lời:

  • Chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng dân tộc: Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh định cư. Mặt khác, những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.
  • Chính sách của nhà nước thể hiện bình đẳng tôn giáo: mọi người đều có quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, không phân biệt đạo giáo hay đạo phật hay không theo đạo. Mọi người đều được coi trọng như nhau. Bằng chứng, hiện tại nhà nước đã cho phép những người thiên chúa giáo tham gia vào hoạt đông của nhà nước như: quân đội, chính trị...

KHÁM PHÁ

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

a. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu

THÔNG TIN 1

Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định:

"1. Nước Cộng hòa xã hội Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nướ Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia sẻ dân tộc.

3. Ngôn ngữ là quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước."

THÔNG TIN 2 

".... Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bố, sử dụng, quản lí hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đống bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc..."

(Trích Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr. 170)

Câu hỏi:

- Em hãy cho biết nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin trên.

- Em hãy nêu ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

Hướng dẫn trả lời:

- Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin trên là các dân tộc tại Việt Nam được xem là bình đẳng về mặt chính trị, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau trong việc phát triển. Ngoài ra, các dân tộc còn có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước cũng thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

- Ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục có thể là việc tạo cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù từng vùng dân tộc. Nhà nước cũng chú trọng đến tính đặc thù của từng vùng dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, đồng thời có cơ chế giúp đỡ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số. Tất cả các dân tộc đều được đảm bảo quyền truyền thống, giáo dục, ngôn ngữ, nâng cao văn hóa... để phát huy những giá trị đặc sắc của mình và góp phần phát triển đất nước.

b. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu

THÔNG TIN 1

Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định:

"1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật".

Khoản 1 Điều 3 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

"Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo Bình đẳng trước pháp luật".

THÔNG TIN 2

"... Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống "tốt đời đẹp đạo", đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển của đất nước. Kiên quyết đấu tranh và xử lí nghiêm những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc,..."

(Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật 2021, tr.171)

Câu hỏi:

- Em hãy nêu một số biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo trong các thông tin trên.

- Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Hướng dẫn trả lời:

- Một số biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo trong các thông tin trên bao gồm:
  • Quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của mọi người.
  • Tôn giáo được xem là bình đẳng trước pháp luật và nhà nước bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

- Một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo bao gồm:

  • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và bảo đảm các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật theo quy định.
  • Các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống "tốt đời đẹp đạo" được động viên, tập hợp và hoạt động theo quy định pháp luật. Các tổ chức tôn giáo cũng được công nhận theo hiến chương, điều lệ của nhà nước.
  • Nhà nước khuyến khích và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, các nguồn lực của các tôn giáo để phát triển đất nước.
  • Tuy nhiên, đối với những đối tượng lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước sẽ đấu tranh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống của con người và xã hội

Em hãy cho biết việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội trong trường hợp sau:

Nhằm góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, phát triển văn hóa các dân tộc, chính quyền huyện A đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Huyện đã xây dựng mới trường phổ thông dân tộc nội trú ở trung tâm để thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của các em học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện A cũng tiến hành hỗ trợ tu bổ, tôn tạo các cơ sở thờ tự tôn giáo ở địa phương phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn.

Hướng dẫn trả lời:

Việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là rất quan trọng để đảm bảo sự cân bằng và ổn định trong đời sống xã hội. Trong trường hợp ở trên, chính quyền huyện a đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và đầu tư vào giáo dục, văn hóa để củng cố khối đoàn kết và phát triển các dân tộc, tôn giáo. Xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú giúp các em học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn, từ đó giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hỗ trợ tu bổ các cơ sở thờ tự tôn giáo cũng giúp bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống và tôn giáo địa phương, giúp tăng cường nhận thức và sự tôn trọng của cộng đồng với các dân tộc và tôn giáo khác nhau.

3. Hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN

Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Người nào thực hiện một trong những hành vì sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt từ 07 năm đến 15 năm:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lự lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;

b) Gây hằn thù, kì thị, chia rẽ, li khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Trường hợp

Vì lí do cá nhân, anh M thôi sinh hoạt tôn giáo A. Tuy nhiên, anh M lại có hành vi làm, phát tán các tà liệu có nội dung gây chia rẽ giữa những người theo tôn giáo A và những người không theo tôn giáo. Điều này làm mất an ninh trật tự tại địa phương, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về hành vi của anh M?

- Em biết những hành vi nào khóc vi phạm quyền bình đồng giữ các dân tộc, tôn giáo?

Hướng dẫn trả lời:

Anh M đã phạm tội theo Điều 116 bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hành vi của anh M đã gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội, dẫn đến mất an ninh trật tự tại địa phương, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Các hành vi khác có thể vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo bao gồm: gây hằn thù, kì thị, chia rẽ, li khai dân tộc và xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

4. Thực hiện quy định của pháp luật của pháp luật về bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân

Em hãy quan sát biểu đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

Thực hiện quy định của pháp luật của pháp luật về bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân

Trường hợp

Với mong muốn được công nhận là tổ chức tôn giáo mới tại Việt Nam, anh B cùng với các thành viên trong một tổ chức đã chuẩn bị các điều kiện như: giáo lí, tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt đông, người đại diện,... để được cung cấp chứng nhận đăng kí hoạt động tôn giáo. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động tôn giáo, tổ chức của anh B đã thu hút được nhiều người tham gia sinh hoạt phục vụ cộng đồng, xã hội. Sau năm năm hoạt động ổn định, liên tục, có cơ cấu tổ chức, có hiến chương và đầy đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, tổ chức của anh B đã được công nhận là tôn giáo hợp pháp.

Câu hỏi:

- Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào bào dân tộc thiểu số qua các khóa thể hiện chính sách nào của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo? Chính sách đó có ý nghĩa gì?

- Việc làm của anh B trong trường hợp trên có phải là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

- Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào dân tộc thiểu số qua các khóa hội thể hiện chính sách thiết thực của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, tôn giáo khác nhau. Chính sách này có ý nghĩa quan trọng là tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả các dân tộc thiểu số, tôn giáo trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị của đất nước.

- Việc làm của anh B trong trường hợp trên được coi là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Anh B đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đăng ký hoạt động tôn giáo và khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tổ chức của anh đã có thể hoạt động và thu hút được nhiều người tham gia phục vụ cộng đồng, xã hội. Điều này đã góp phần phát huy tinh thần bình đẳng và đoàn kết giữa các tôn giáo, đồng thời đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình

b. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân.

c. Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển.

d. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là nghĩa vụ của công dân.

e. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa là các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Hướng dẫn trả lời:

  • Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.
  • Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên nền tảng là các quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.
  • Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn, từ đó giúp giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển trong các lĩnh vực khác nhau.
  • Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại Điều 5 và Điều 24 Hiến pháp năm 2013, công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, không được xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Bài tập 2: Em hãy nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

a. Gia đình anh A có hành vi cản trở, ngăn cấm anh A trở thành tín đồ của tôn giáo M (đang hoạt động hợp pháp) mặc dù anh rất thích và muốn gia nhập.

b. Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh V và chị H tham gia dự án của tỉnh K về giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của dân tộc của dân tộc Ê - đê.

c. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn im lặng như không biết.

Hướng dẫn trả lời:

  • Trường hợp a. Hành vi ngăn cấm anh A trở thành tín đồ tôn giáo M đang hoạt động hợp pháp là hành vi xâm phạm quyền tự do theo tôn giáo, vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • Trường hợp b. Hành vi của anh V và chị H là hành vi phù hợp với quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giúp phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Ê-đê.
  • Trường hợp c. Hành vi im lặng của anh K khi biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là hành vi không tự giác thực hiện quy định pháp luật về các quyền này.

Bài tập 3: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, gia đình của chị A đã khuyên chị không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để kiếm việc. Tuy nhiên, chị A vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ phát triển văn hóa, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu hỏi:

- Việc làm của chị A có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc không? Vì sao/

- Em có thể làm gì để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?

Hướng dẫn trả lời:

- Việc làm của chị A phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Luật pháp Việt Nam quy định rõ ràng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và không hề cấm ai khỏi việc làm công tác xã hội tại những vùng sâu vùng xa.

- Để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, chúng ta có thể tham gia các hoạt động xã hội như cộng đồng dân cư, trao đổi và tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau, các nghi lễ tôn giáo để có thể đồng cảm và thấu hiểu hơn với đồng bào của chúng ta. Chúng ta cũng có thể đóng góp và hỗ trợ quỹ từ thiện, công đoàn hoặc các tổ chức xã hội để cùng nhau chung tay giải quyết các vấn đề xã hội.

Bài tập 4: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau:

Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, cán bộ xã nơi anh A sinh sống đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Sau khi được giải thích, gia đình anh A đã hiểu và đồng ý cho hai anh chị kết hôn.

Hướng dẫn trả lời:

- Hành vi của gia đình anh A phản đối việc kết hôn vì không cùng tôn giáo là hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vì hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Hành vi của cán bộ xã thể hiện việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong việc tuyên truyền để người dân hiểu được bản chất, nội dung của các quyền này.

VẬN DỤNG

Bài tập 1: Em hãy cùng các bạn thảo luận nhóm về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở địa phương em và chia sẻ trước lớp.

Hướng dẫn trả lời:

Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo ở địa phương, chúng ta cần thực hiện một số hành động cụ thể. Các bạn có thể thảo luận và chia sẻ các ý kiến sau đây trước lớp:

  1. Tạo điều kiện cho các dân tộc và tôn giáo giao lưu, trao đổi để hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động giao lưu, cuộc thi văn nghệ, thể thao để cùng nhau tham gia, tìm hiểu và tạo sự thân thiện.
  2. Phát triển giáo dục đa văn hóa trong các trường học, đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và đạo đức tốt để phục vụ cho sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo trong xã hội.
  3. Đảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của các dân tộc và tôn giáo. Trong đó, cần có những chính sách và quy định rõ ràng để giúp họ được bảo vệ và phát triển bền vững.
  4. Thúc đẩy các hoạt động từ thiện và gắn kết cộng đồng. Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động từ thiện, cùng nhau tham gia các phong trào vì môi trường, xã hội để tạo sự gắn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

Những hành động trên sẽ giúp chúng ta thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo, đồng thời giúp chúng ta phát triển một xã hội đa văn hóa, đa dạng, đoàn kết và phát triển bền vững.

Bài tập 2: Em hãy cùng các bạn thực hiện một số sản phẩm có nội dung thể hiện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong đời sống thực tiễn, sau đó chia sẻ trước lớp.

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo:

  • Hành vi vi phạm: xúc phạm, phỉ báng tôn giáo.
  • Cụ thể: ngày 28/6/2021, một nhóm rapper có tên R.N.L đã chia sẻ bản rap có tên “Thích Ca Mâu Chí”. Ngay từ nhan đề, ca khúc đã gây sốc khi cắt ghép tên Đức Phật với tên một người khác. Đồng thời, hình ảnh nàng Tu-Xà-Đa (Sujata) dâng bát cháo sữa cúng dường cho Phật cũng bị phía này cắt ghép, xuyên tạc để làm ảnh nền trong clip. Hình ảnh Đức Phật bị lồng ghép với chân dung của nam rapper, thậm chí cho đeo chiếc xích vàng và đồng hồ vàng rất phản cảm. Đáng lo ngại, ca từ trong ca khúc trên còn đề cập đến Phật giáo với thái độ khiếm nhã cùng những lời lẽ tục tĩu. Nhiều người cho rằng ca từ của bản rap cũng có hàng loạt ngôn ngữ không phù hợp, khiến người nghe có cái nhìn méo mó, sai lệch về Phật giáo.
Tìm kiếm google: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời bài 12, Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 12 chân trời, Giải KTPL 11 chân trời bài 12 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 CTST mới

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com