Câu hỏi: Hãy chia sẻ một số trường hợp người lao động không có việc làm, không có thu nhập mà em biết và cho biết nguyên nhân của tình trạng này.
Trường hợp người lao động không có việc làm, không có thu nhập:
Nguyên nhân của tình trạng này: Có 2 nguyên nhân
Do sự vận động của nền kinh tế;
Nền kinh tế đình trệ, suy thoái, sức mua xã hội giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất, giảm lao dộng;
Cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại, người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc mới
Do bản thân người lao động:
Yếu ngoại ngữ, thiếu chuyên môn - nghiệp vụ cùng các kĩ năng hỗ trợ công việc theo nhu cầu thị trường
Muốn có việc làm với mức lương cao hơn mức lương hiện hành
1. Khái niệm và các loại hình thất nghiệp
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1. Bà A đang trong độ tuổi lao động và có kinh nghiệm trong nghề may. Hai năm qua, bà xin nghỉ việc để điều trị bệnh. Hiện tại, bà đã khỏi bệnh và chưa tìm được việc làm. Trong khi chờ kiếm được việc làm mới, bà giúp con cái chăm sóc các cháu và làm việc nhà.
Trường hợp 2. Ông M là thợ xây dựng làm việc trong một công trình lớn. Hiện nay công trình đã hoàn thành, không còn việc để làm, ông phải nghỉ việc. Ông đi tìm việc làm ở công trình nơi khác. Nhưng trong ba tháng nay, ông vẫn chưa tìm được nơi làm mới.
Trường hợp 3. Gia đình anh Q vừa chuyển nhà lên Hà Nội. Vợ anh đã nhờ người quen xin vào làm công nhân ở một xưởng may gần nhà, kinh tế gia đình khá ổn. Còn anh Q thì tạm thời chưa có việc vì anh cần thêm thời gian tìm hiểu các thông tin tuyển dụng lao động để tìm việc làm hợp với năng lực chuyên môn và tiện đường đưa đón các con đi học.
Câu hỏi:
– Em hãy nhận xét về khả năng tìm việc làm, lí do chưa tìm được việc làm của mỗi chủ thể trong các trường hợp trên.
– Hãy xác định các yếu tố thể hiện tình trạng thất nghiệp và nêu cách hiểu của em về khái niệm thất nghiệp.
– Căn cứ vào lí do chưa tìm được việc làm trong các trường hợp trên, em hãy xác định các biểu hiện của thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp.
- Khả năng tìm việc làm, lí do chưa tìm được việc làm của mỗi chủ thể trong các trường hợp trên:
- Các yếu tố thể hiện tình trạng thất nghiệp:
Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.
- Biểu hiện của thất nghiệp:
Thiếu thốn về tài chính
Chưa/ không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định
Nhiều doanh nhiệp ngừng hoạt động, giải thể
Các loại hình thất nghiệp:
Căn cứ vào tính chất của thất nghiệp có: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện
Căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì
2. Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu
THÔNG TIN 1. Kinh tế số, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh hiện nay. Nhưng để phát triển được nền kinh tế số, Việt Nam phải vượt qua một số thách thức, trong đó có thách thức về nguồn nhân lực. Kinh tế số phát triển đòi hỏi phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nền kinh tế một cách hiệu quả. Sự phát triển của khoa học, công nghệ sẽ gây ra sự bất ổn thị trường lao động, làm gia tăng nỗi lo mất việc do tự động hoá, trình độ nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách kinh tế nói chung và chuyển đổi số nói riêng.
(Theo Tạp chí Công Thương, Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam, Số 8, tháng 4, 2022)
THÔNG TIN 2. Theo kết quả khảo sát từ Báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 80 – 90% sinh viên tuỳ từng cơ sở đào tạo sau khi tốt nghiệp từ ba tháng đến một năm đã có việc làm. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc chiếm gần 20%. Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, có đến 16% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá chương trình đào tạo Đại học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, sinh viên không có nhiều cơ hội đạt được các kĩ năng phù hợp để cạnh tranh trên thị trường lao động, 41,6% số doanh nghiệp đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học đang thiếu kĩ năng mềm. Đây chính là hạn chế lớn nhất của sinh viên, tác động đến cơ hội có được việc làm và việc làm chất lượng. Đối với bản thân sinh viên tìm việc, 15,2% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học không có định hướng nghề nghiệp và do đó không có đam mê, yêu thích công việc.
(Theo Tạp chí Công Thương, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường, Số 8, tháng 4, 2022)
Câu hỏi:
– Em hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thông tin trên.
– Em hãy cho biết còn có những nguyên nhân nào khác dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người lao động hiện nay.
3. Hậu quả của nền thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội
THÔNG TIN 1. Năm 2020, do dịch bệnh và đứt gãy nguồn cung, tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48% (năm 2019 là 2,17%), tỉ lệ thiếu việc làm là 2,51% (năm 2019 là 1,5%). Trong Quý II – 2021, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của lao động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so với Quý I – 2021 (2,19% và 2,2%). Những con số trên phản ánh rõ tình hình hoạt động rất khó khăn của các doanh nghiệp. Năm 2020, số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 13,9%. Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; những doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường nhiều hơn.
(Trích Vương Đình Huệ, Một số cơ chế, chính sách cấp thiết nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, ngày 04 – 10 – 2021)
THÔNG TIN 2. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong Quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm, hoặc giảm thu nhập. Vào thời điểm tháng 3 năm 2021, 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020. Khoảng 12% các hộ gia đình này rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi họ bị mất ít nhất 50% thu nhập. Nữ giới và các hộ ở nhóm 20% có thu nhập thấp nhất trải qua quá trình phục hồi thu nhập chậm nhất.
(Theo Tổng cục Thống kê, Họp báo công bố tình hình lao động, việc làm Quý II và 6 tháng năm 2021 và kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020, ngày 06 – 7 – 2021)
Câu hỏi:
– Tình trạng thất nghiệp đã gây ra hậu quả gì cho các doanh nghiệp và người lao động trong các thông tin trên?
– Theo em, thất nghiệp đem đến hậu quả gì cho nền kinh tế và xã hội?
- Thất nghiệp đã gây ra những hậu quả sau cho các doanh nghiệp và người lao động trong các thông tin trên:
Thông tin 1: Đối với doanh nghiệp: doanh nghiệp trẻ: tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động, giải thể
Thông tin 2: Người lao động: mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
- Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội:
+ Hậu quả đối với nền kinh tế:
Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất, gây lãng phí nguồn lực sản xuất
Sản lượng sụt giảm, ngân sách thất thu thuế; ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước.
+ Hậu quả đối với xã hội:
Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng;
Tăng chi ngân sách giải quyết trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đầu tư phát triển xã hội.
4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp
Em hãy đọc các trường hợp, thông tin, kết hợp quan sát biểu đồ sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Tình trạng thất nghiệp làm cho cuộc sống người lao động trở nên khó khăn, đời sống tinh thần bất ổn, lo âu. Nhằm giúp người lao động vơi đi một phần khó khăn, tìm được nguồn sinh kế mới, Nhà nước thực hiện trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người bị mất kế sinh nhai.
Trường hợp 2. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.
Trường hợp 3. Nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ làm cho một bộ phận người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới, họ không có việc làm, không có thu nhập và gia tăng tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động, khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao động.
THÔNG TIN
Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu của chính sách là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 – 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 – 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.
(Theo Báo Chính phủ, Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, ngày 24-1-2022)
Câu hỏi:
- Nhà nước thực hiện những chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
- Theo em, Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
- Từ biểu đồ trên, em có nhận xét gì về sự biến động số người và tỉ lệ thất nghiệp? Qua đó, em đánh giá như thế nào về kết quả kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp của Nhà nước?
- Nhà nước đã thực hiện những chính sách sau để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:
- Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp qua các chính sách.
- Sự biến động số gười và tỉ lệ thất nghiệp của nước ta qua các năm phần lớn đều giữ ở mức ổn định, chỉ riêng năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên số người và tỉ lệ thất nghiệp tăng, nhưng bằng mọi biện pháp, Nhà nước đã thực hiện tốt và kịp thời các chính sách hỗ trợ nên số người và tỉ lệ giảm xuống thấp nhất từ trước đến năm 2022.
Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?
a. Người lao động không tìm được việc làm do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại là thuộc loại hình thất nghiệp chu kì.
b. Cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, tạo nhiều việc làm nên người lao động sẽ không bị thất nghiệp.
c. Thất nghiệp trong xã hội càng gia tăng sẽ làm giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất.
d. Nếu không giỏi ngoại ngữ, yếu về giao tiếp thì người lao động sẽ không tìm được việc làm.
e. Chính sách an sinh xã hội trợ cấp cho người bị mất kế sinh nhai là cần thiết cho người không có việc làm, không có thu nhập.
a. Không đồng tình, vì:
b. Không đồng tình, vì:
c. Đồng tình, vì:
d. Không đồng tình, vì:
e. Đồng tình, vì:
Bài tập 2: Em hãy nhận biết loại hình thất nghiệp trong các trường hợp sau:
a. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.
b. Anh M sau thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh nay đang làm hồ sơ xin việc và vẫn chưa tìm được việc làm.
c. Doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất do thiếu đơn hàng, chị P phải nghỉ việc và không tìm được việc làm khác trong tình hình kinh tế thành phố đang định trệ. Chị mong chờ doanh nghiệp A hồi phục sản xuất, tuyển dụng lại lao động tạm nghỉ việc để chị lại có được việc làm như trước.
Loại hình thất nghiệp trong các trường hợp trên:
a. Thất nghiệp cơ cấu
b. Thất nghiệp tự nguyện
c. Thất nghiệp chu kì
Bài tập 3: Em hãy giải thích nguyên nhân gây ra thất nghiệp trong các thông tin thất nghiệp trong các thông tin, trường hợp sau:
a. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, nhiều ngành nghề mới ra đời, các ngành nghề cũ thiếu đơn hàng bị mai một dần. Điều này khiến cho một bộ phận người lao động rơi vào tình cảnh thất nghiệp.
b. Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh T làm hồ sơ dự tuyển vào một công ty. Anh không được nhận vào làm việc do không đáp ứng được nhiều yêu cầu của công ty.
Nguyên nhân gây ra thất nghiệp trong các thông tin thất nghiệp trong các thông tin, trường hợp trên:
a. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, nhiều ngành nghề mới ra đời, các ngành nghề cũ thiếu đơn hàng bị mai một dần dẫn đến người lao động không đủ năng lực và trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề mới, ngành nghề mới ra đời làm cho ngành nghề cũ mai một dần, người lao động có xu hướng chạy theo cái mới vậy nên mới dẫn đến thất nghiệp.
b. Anh T là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, đặc biệt trong thời đại hiện nay hai nhân tố chính là ngoại ngữ và giao tiếp cũng là yếu tố then chốt, quyết định đến cơ hội việc làm của anh T.
Bài tập 4: Em hãy làm rõ nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội trong các trường hợp sau:
a. Thời gian gần đây, do giá xăng dầu thế giới tăng, chi phí vận tải đường biển tăng, chi phí vận tải đường biển tăng, nguồn nhập khẩu bị đứt gãy, hàng loạt doanh nghiệp, xí nghiệp trong nước A phải tạm ngưng sản xuất, hàng vạn lao động phải nghỉ việc hoặc ngưng việc, thu nhập giảm xuống. Điều này làm giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất trong nền kinh tế và càng khiến cho các doanh nghiệp lao đao, thua lỗ. Số xí nghiệp tạm ngưng sản xuất hoặc giải thể ngày càng tăng lên.
b. Nền kinh tế của nước B do chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại nên dần bị đình trệ sản xuất. Điều này khiến hàng triệu người lao động bị mất việc, đời sống khó khăn, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần; mất phương hướng trong tìm kiếm sinh kế.
a. Giá cả thế giới tăng, chi phí vận tải đường biển tăng, nguồn cung nhập khẩu bị đứt gãy, hàng loạt xí nghiệp trong nước A phải tạm ngưng sản xuất.
b. Nền kinh tế chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
* Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội:a. Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất trong nền kinh tế, khiến cho các doanh nghiệp lao đao, thua lỗ, số xí nghiệp tạm ngưng sản xuất hoặc giải thể ngày càng tăng lên.
b. Hàng triệu người lao động bị mất việc, đời sống khó khăn, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần; mất phương hướng trong tìm kiếm sinh kế.
Bài tập 5: Em có nhận xét gì về việc làm của các cán bộ dưới đây:
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp B, chị M tìm tới trung tâm giới thiệu việc làm ở gần nhà. cán bộ trung tâm đã tận tình hướng dẫn cho chị thủ tục và quy trình làm hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp của chị hội đủ điều kiện hưởng ba tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, hằng tháng, cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp rất thuận lợi, nhanh chóng. Nhờ đó, chị đỡ lo một phần cuộc sống và cố gắng sớm tìm được việc làm trong thời gian ba tháng.
- Nhận xét:
=> Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực và kịp thời của các cán bộ tại trung tâm giới thiệu việc làm và cơ quan Bảo hiểm xã hội, chị M đã vơi đi một phần khó khăn trong cuộc sống được hỗ trợ tìm nguồn sinh kế mới.
Câu hỏi: Hãy sưu tầm về tấm gương một người đã vượt khó vươn lên trong học tập, tự đào tạo để không rơi vào tình trạng thất nghiệp và chia sẻ những điều em học hỏi từ tấm gương đó.
Nguyễn Văn Duy vượt qua bi kịch cuộc sống
Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.
Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.
Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.
Tấm gương chị Thạch Phương Lynh – nhân viên Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng
Lúc mới sinh ra, chị Lynh là đứa trẻ lành lặn, bụ bẫm nhưng đến năm 3 tuổi, một cơn sốt bại biệt đã làm cho đôi chân của chị không thể đi lại bình thường. Lúc đi học, chị cũng gặp không ít khó khăn, đôi khi còn bị bạn bè trêu chọc. Chị Lynh tâm sự: “Hồi đó mình tủi thân lắm, nhiều lúc cũng nghĩ đến chuyện bỏ học nhưng suy nghĩ lại bản thân phải cố gắng học hành thì sau này mới có thể tìm được việc làm ổn định, thành ra mình vẫn cố gắng”.
Cuộc sống khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi là thế nhưng trong con người chị luôn có một ý chí phấn đấu kiên cường, không chịu đầu hàng số phận. Tốt nghiệp THPT, chị đăng ký học lớp Trung cấp Mỹ thuật. Năm 2006, chị được nhận vào công tác tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng. Với nhiệm vụ được giao là nhân viên thư viện, sau đó chị còn chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, chị Lynh tiếp tục đăng ký học Trung cấp Thư viện, rồi đến năm 2018, chị đã tốt nghiệp Đại học Thông tin Thư viện.
Dù nhiệm vụ chính được phân công là nhân viên thư viện nhưng chị cũng thường xuyên giúp đỡ các em học sinh học bài, khi thì hỗ trợ đồng nghiệp trong một số tiết dạy. Vào giờ rảnh rỗi chị còn hướng dẫn cho các em học sinh cách chơi đàn, vẽ tranh và ôn bài với các em. Mặc dù chưa từng có chứng chỉ sư phạm nhưng các em học sinh đều gọi chị bằng cô và rất quý mến chị. Đó chính là động lực tinh thần tiếp thêm nghị lực giúp chị Lynh vươn lên không mệt mỏi, bởi với chị hạnh phúc chính là nhìn thấy sự tiến bộ của các em học sinh đang học tại trường.
Niềm vui được bắt nguồn từ sự thiệt thòi, khó khăn và cả những tháng ngày vượt khó nên càng trở nên ý nghĩa, thiêng liêng hơn với chị. Một cô gái Khmer có dáng người nhỏ nhắn “lọt thỏm” giữa đôi nạng gỗ nhưng trên môi chị luôn nở nụ cười lạc quan. Sau bao nhiêu nỗ lực, cố gắng giờ đây chị Lynh đã có một công việc làm ổn định và một gia đình nhỏ vô cùng hạnh phúc. Chị Lynh còn vinh dự được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khen về thành tích xuất sắc vượt khó vươn lên trong học tập và lao động, Tỉnh đoàn Sóc Trăng tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.