Hướng dẫn giải chi tiết bài 30 Diễn thế sinh thái sách mới Sinh học 12 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Quá trình tự tái sinh của một khu rừng bị cháy trụi sẽ diễn ra như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Quá trình tự tái sinh của một khu rừng bị cháy trụi: Sau khi khu rừng bị cháy rụi sẽ để lại một lớp đất mùn. Sau một thời gian, cỏ dại và cây hàng năm sẽ mọc trên lớp đất bùn đó. Từ những cây cỏ ban đầu, chúng phát triển thành các cây bụi, cây hạt trần,.. và cho đến khi trở thành một khu rừng trưởng thành.
Câu 1: Trong diễn thế nguyên sinh ở môi trường trên cạn, tại sao những sinh vật đầu tiên của tại sao những quần xã tiên phong thường là địa y, tảo, rêu?
Bài làm chi tiết:
Trong diễn thế nguyên sinh ở môi trường trên cạn, những sinh vật đầu tiên của quần xã tiên phong thường là địa y, tảo, rêu vì đây là những sinh vật thích nghi với điều kiện nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, tạo ra sinh khối lớn cung cấp cho các sinh vật phát triển sau đó.
Câu 2: Tại sao thời gian từ quần xã tiên phong đến hình thành quần xã đỉnh cực ở diễn thế nguyên sinh dài hơn so với diễn thế thứ sinh?
Bài làm chi tiết:
Thời gian từ quần xã tiên phong đến hình thành quần xã đỉnh cực ở diễn thế nguyên sinh dài hơn so với diễn thế thứ sinh là do diễn thế thứ sinh diễn ra trên nền đất đã có chất dinh dưỡng từ quần thể trước đó suy tàn để lại và vẫn có sinh vật tồn tại nên thời gian từ quần xã tiên phong đến hình thành quần xã đỉnh cực ở diễn thế thứ sinh ngắn hơn so với diễn thế nguyên sinh.
Câu 1: Tại sao nói nguyên nhân bên trong là cơ chế chính dẫn đến sự thay thế tuần tự các loài trong quần xã?
Bài làm chi tiết:
Nói nguyên nhân bên trong là cơ chế chính dẫn đến sự thay thế tuần tự các loài trong quần xã là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành ưu thế mới. Quá trình này lặp lại cho đến khi hình thành quần xã đỉnh cực. Từ đó có thể nói nguyên nhân bên trong là cơ chế chính dẫn đến sự thay thế tuần tự các loài trong quần xã.
Câu 2: Tại sao trước khi xây dựng đập thuỷ điện người ta cần phải nghiên cứu, đánh giá những tác động của công trình này tới sự thay đổi của hệ sinh thái?
Bài làm chi tiết:
Câu 3: Những hoạt động nào của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng, tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất và sa mạc hoá?
Bài làm chi tiết:
Những hoạt động của con người gây ra hiện tượng phú dưỡng, tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất và sa mạc hoá:
Nguyên nhân gây phú dưỡng chủ yếu đến từ dòng nước chứa phân bón dư thừa, nước thải sinh hoạt, nước thải của các ngành chế biến nông, thuỷ sản và chất thải chăn nuôi chưa được xử lí.
Nguyên nhân gây tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất là do hoạt động sống của con người như chặt phá rừng, phát thải quá nhiều khí nhà kính,... dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.
Nguyên nhân gây sa mạc hóa là do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người như canh tác nông nghiệp lạc hậu, chăn thả gia súc mật độ cao, khai thác rừng quá mức,…
Câu 1: Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
Bài làm chi tiết:
Sự khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh:
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế bắt đầu từ môi trường trống trơn, không có lớp đất mùn bề mặt và không có sinh vật sinh sống.
Diễn thế thứ sinh là diễn thế bắt đầu từ môi trường của một quần xã đã bị diệt vong, trong môi trường đó vẫn còn sinh vật tồn tại và được kế thừa lớp thổ nhưỡng của quần xã trước đó.
Câu 2: Để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, người ta thường trồng các loài cây họ Đậu để cải tạo đất như cây keo lá chàm, keo tai tượng, lạc dại,...
a) Hãy tìm hiểu và cho biết những loài cây này có các đặc điểm gì giúp chúng sống được trên đất trống, đồi núi trọc.
b) Tại sao việc trồng cây họ Đậu trong giai đoạn đầu tiên của quá trình cải tạo đất là lựa chọn phù hợp với quy luật diễn thế?
Bài làm chi tiết:
a) Những đặc điểm giúp chúng sống được trên đất trống, đồi núi trọc:
Cây họ Đậu mọc nhanh tán rậm, tái sinh chồi khoẻ, hạt giống nhiều dễ gây trồng để che phủ đất, ngăn chặn xói mòn, lá non làm phân xanh, lá già rụng phủ kín đất tạo thành 1 lớp thảm mục dày phân giải tăng độ mùn cho đất. Cải tạo đất nhờ rễ có nhiều vi khuẩn cộng sinh cố định đạm. Ngoài ra cây họ đậu còn có tác dụng khác như: Trồng làm hàng rào xanh quanh vườn, băng xanh trên đất dốc, bao đổi hay trồng xen cây nông nghiệp để chống xói mòn, phòng chống cháy, che bóng phụ trợ cây trồng chính...
b) Vì cây họ Đậu giúp cải tạo đất, phát triển nhanh tạo thành quần xã tiên phong, là cơ sở cho các loài tiếp theo phát triển.
Câu 3: Hãy lấy một ví dụ về diễn thế ở địa phương em đang sinh sống (đồng ruộng, khu rừng, hồ nước, công viên, khu vực đổ rác thải,...). Nguyên nhân nào gây ra diễn thế ở quần xã đó? Quần xã đang tăng dần đa dạng sinh học hay đang suy thoái? Cần phải làm gì để chống suy thoái, bảo tồn và phát triển quần xã đó?
Bài làm chi tiết:
Ví dụ: diễn thế sinh thái của rừng U Minh.
Nguyên nhân gây ra diễn thế ở quần xã đó: do cháy rừng.
Quần xã đang suy thoái dần do cháy rừng xảy ra liên tục trong thời gian ngắn, trong khi diễn thế cần một thời gian tương đối dài để phục hồi vùng bị cháy lại như cũ và phát triển lên trạng thái quần xã đỉnh cực.
Để chống suy thoái, bảo tồn và phát triển quần xã, cần:
Xây dựng hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Với đất còn than bùn sau trận cháy: sử dụng biện pháp tái sinh tự nhiên kết hợp với việc trồng thêm cây con trong bầu bổ sung ở nơi sau 5 tháng vẫn không có tái sinh.
Đất không còn than bùn: sử dụng biện pháp tái sinh tự nhiên kết hợp với việc trồng thêm cây con rễ trần.
Đất sét ngập hoàn toàn: trồng bằng cây con rễ trần.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình diễn thế.
Giải sinh học 12 Kết nối tri thức, giải bài 30 Diễn thế sinh thái sinh học 12 Kết nối tri thức, giải sinh học 12 Kết nối tri thức bài 30 Diễn thế sinh thái