Giải chi tiết Sinh học 12 KNTT bài 34 Phát triển bền vững

Hướng dẫn giải chi tiết bài 34 Phát triển bền vững sách mới Sinh học 12 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Mở đầu: 

Hình dưới đây minh hoạ các mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc phát động cho giai đoạn 2015 – 2030. Em hiểu gì về các mục tiêu phát triển bền vững đó?

https://vbcsd.vn/Upload/Image/VN%20SGD.jpg

Bài làm chi tiết:

Các mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc phát động cho giai đoạn 2015 – 2030:

  1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi

  2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.

  3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

  4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

  5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

  6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.

  7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.

  8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.

  9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.

  10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.

  11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.

  12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.

  13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

  14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.

  15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.

  16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.

  17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

I. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ MỐI TƯƠNG TÁC GIỮA KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Trình bày ngắn gọn 17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 – 2030.

Bài làm chi tiết:

17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 – 2030:

  1. Xóa nghèo.

  2. Không còn nạn đói.

  3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt.

  4. Giáo dục có chất lượng.

  5. Bình đẳng giới.

  6. Nước sạch và vệ sinh.

  7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý.

  8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế.

  9. Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng.

  10. Giảm bất bình đẳng.

  11. Các thành phố và cộng đồng bền vững.

  12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm.

  13. Hành động về khí hậu.

  14. Tài nguyên và môi trường biển.

  15. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ.

  16. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu.

Câu 2: Phân tích mối tương tác giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển.

Bài làm chi tiết:

Mối tương tác giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển:

Giữa ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường luôn có sự tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Khi kinh tế phát triển sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho con người, tạo ra nguồn lực để phát triển xã hội và kinh phí để bảo vệ môi trường. Khi xã hội phát triển (giáo dục, y tế, văn hoá,...) sẽ tạo ra lao động có chất lượng và một xã hội ổn định cho kinh tế phát triển. Khi kinh tế, xã hội phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục ý thức và chính sách bảo vệ môi trường. Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.

II. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

Câu 1: Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò gì đối với kinh tế, xã hội và môi trường?

Bài làm chi tiết:

Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững đối với kinh tế, xã hội và môi trường:

  • Đối với kinh tế:

  • Đảm bảo an ninh lương thực. 

  • Tạo việc làm và thu nhập. 

  • Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, hoá mĩ phẩm,... 

  • Nâng cao giá trị của nông sản và hàng hoá xuất khẩu. 

  • Nâng cao thu nhập quốc gia một cách bền vững.

  • Đối với xã hội:

  • Thể hiện vai trò của nông dân cho sự phát triển của xã hội.

  • Đảm bảo sự công bằng trong phát triển, nâng cao thu nhập cho nông dân.

  • Đảm bảo sức khoẻ cho con người, cải thiện chất lượng cuộc sống, xoá đói nghèo,...

  • Đảm bảo gia đình phát triển. 

  • Giảm khoảng cách giàu nghèo.

  • Đối với môi trường:

  • Bảo vệ môi trường sống của con người và sinh vật. 

  • Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên (đất, nước, năng lượng, sinh vật,...).

  • Bảo tồn đa dạng sinh vật, phục hồi các hệ sinh thái. 

  • Bảo vệ sức khoẻ con người và nâng cao chất lượng dân số.

Câu 2: Trình bày các nhóm biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và vai trò của chúng đối với phát triển bền vững.

Bài làm chi tiết:

Các nhóm biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và vai trò của chúng đối với phát triển bền vững:

  • Giáo dục và khuyến khích: Đây là nhóm biện pháp không bắt buộc, tập trung thúc đẩy, khuyến khích, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 

  • Ngăn ngừa: Nhóm biện pháp này thường sử dụng Luật và các quy định (của quốc tế, quốc gia, tổ chức, cộng đồng,...) để ngăn ngừa tác động xấu lên môi trường. 

  • Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng: Bao gồm các biện pháp giảm nhẹ tác hại và nâng cao khả năng chịu đựng của môi trường. Ngoài ra, cần xây dựng các hệ sinh thái mạnh khoẻ, đa dạng và bền vững để chúng đủ khả năng thanh lọc chất thải, hấp thụ và phân giải chất thải, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm và các sự cố môi trường. 

Câu 3: Phân loại các nhóm tài nguyên và trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí từng loại tài nguyên đó.

Bài làm chi tiết:

Các nhóm tài nguyên được chia thành 3 loại và các biện pháp sử dụng hợp lý từng loại tài nguyên đó:

  • Đối với nhóm tài nguyên có khả năng tái tạo như sinh vật, nguồn nước, đất đai,...: cần đánh giá được trữ lượng và khả năng tái tạo của chúng để đưa ra các biện pháp khai thác phù hợp với tốc độ tái tạo. Đối với các loài quý, hiếm, đặc hữu cần có chính sách bảo tồn tiến tới gây trồng và phát triển. 

  • Đối với nhóm tài nguyên không tái tạo như các loại khoáng sản: cần nghiên cứu đánh giá trữ lượng, khả năng và chi phí khai thác, lập kế hoạch khai thác có chiến lược, tiết kiệm và lâu dài. 

  • Nhóm tài nguyên khí hậu còn được xem là nguồn tài nguyên có sức tái tạo gần như vô tận”. Nhóm tài nguyên này khó khai thác, cần nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

Câu 4: Trình bày một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh.

Bài làm chi tiết:

Một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh:

  • Trang bị kiến thức về môi trường và phát triển bền vững.

  • Thể hiện chính kiến và thái độ đúng đắn với môi trường.

  • Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  • Trở thành các chuyên gia trong các lĩnh vực phát triển trong tương lai và luôn quan tâm đến phát triển bền vững trong lĩnh vực mà mình làm việc.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về nông nghiệp bền vững ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta:

  • Nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh, nên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giá trị sản xuất toàn Ngành tăng, giúp bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, đồng thời tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất.

  • Trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tăng. Việc tăng cường chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm nhiều hơn đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cao hơn cho nông dân Việt Nam.

  • Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp cả nước. Lĩnh vực này tại Việt Nam cũng thu hút chưa đến 1% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

  • Hàng nông sản của nước ta bị bán giá thấp, bị o ép khi xuất khẩu. 

  • Bên cạnh đó, còn phải kể đến tình trạng thiếu thốn nguồn nhân lực chất lượng cao. Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn còn thiếu và yếu, chưa thích ứng được với sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp và giúp đảm bảo ngành Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững. 

Câu 2: Tìm hiểu về các chương trình hành động bảo vệ môi trường hoặc phát triển bền vững của học sinh và thanh niên đang có ở nước ta. Hãy giới thiệu về các chương trình đó cho các bạn trong nhóm/lớp cùng được biết.

Bài làm chi tiết:

Các chương trình hành động bảo vệ môi trường hoặc phát triển bền vững của học sinh và thanh niên:

  • Chiến dịch “Hãy làm sạch biển”

  • Mô hình “Chống rác thải nhựa ở chung cư”

  • Chiến dịch “Hành trình thứ hai của chai nhựa”

  • Ngày hội “Thanh niên hành động chống rác thải nhựa”

  • Một số phong trào như: “Ngày thứ 7 tình nguyện, “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày Môi trường thế giới, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”,...

  • Chương trình “Vì một Việt Nam xanh” do Trung ương Đoàn phát động.

Câu 3: Phân tích vai trò của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình trong phát triển bền vững ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

Chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình trong phát triển bền vững ở nước ta giúp ổn định dân số, hạn chế gây áp lực lên môi trường cũng như các cơ sở hạ tầng khác, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự cộng đồng, duy trì nên kinh tế cân bằng và phát triển.

Tìm kiếm google:

Giải sinh học 12 Kết nối tri thức, giải bài 34 Phát triển bền vững sinh học 12 Kết nối tri thức, giải sinh học 12 Kết nối tri thức bài 34 Phát triển bền vững

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 12 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com